Bạn biết gì về ung thư máu - bệnh ung thư duy nhất không có khối u?

Ung thư máu là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và càng ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, đã trở thành nỗi lo của không ít người. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được căn bệnh nguy hiểm này?

Bạn biết gì về ung thư máu - bệnh ung thư duy nhất không có khối u? Bạn biết gì về ung thư máu - bệnh ung thư duy nhất không có khối u?

Ung thư máu là một căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và càng ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên toàn thế giới có thêm khoảng 300.000 bệnh nhân bị ung thư máu và khoảng 220.000 ca tử vong do căn bệnh này. Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng, đã trở thành nỗi lo của không ít người. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được căn bệnh nguy hiểm này?

Bệnh ung thư máu là gì?

Bệnh ung thư máu là một dạng ung thư ác tính, căn bệnh này xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có tình trạng gia tăng số lượng tế bào bạch cầu một cách đột biến.

Các tế bào bạch cầu bình thường có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, vì thế khi có hiện tượng gia tăng về số lượng, các tế bào này sẽ cần được cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn, nên các tế bào bạch cầu lại quay lại “ăn” các tế bào hồng cầu – chính là thành phần quan trọng trong máu. Điều này dẫn tới tình trạng hồng cầu bị phá hủy dần dần, do đó bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này sẽ bị thiếu máu dẫn tới tử vong.

Ung thư máu chính là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo thành các khối u, nhưng lại hết sức nguy hiểm.

vicare.vn-ban-biet-gi-ve-ung-thu-mau-benh-ung-thu-duy-nhat-khong-co-khoi-u-body-1
Ung thư máu chính là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo thành các khối u

3 loại ung thư máu phổ biến

Bệnh bạch cầu

Các tế bào bạch cầu vốn có nhiệm vụ chống nhiễm trùng. Nó là một yếu tố quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể bệnh nhân đã sản sinh ra một lượng lớn các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành. Chính các tế bào này sẽ làm tắc nghẽn tại tủy xương và ngăn cản việc tủy xương sản sinh ra các tế bào máu khác cần thiết cho việc xây dựng hệ thống miễn dịch cân bằng và một dòng máu khỏe mạnh.

Đồng thời việc các tế bào bạch cầu gia tăng số lượng một cách đột biến khiến cho chính bản thân nó bị thiếu thức ăn, dẫn đến các tế bào này quay sang tấn công và ăn các tế bào hồng cầu. Điều này sẽ dẫn tới hậu quả là cơ thể bệnh nhân bị thiếu hụt hồng cầu - thiếu máu.

Bệnh Lymphoma

Bệnh Lymphoma là một dạng của bệnh ung thư máu gây ảnh hưởng đến hệ bạch huyết là một thành phần quan trọng khác của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, có vai trò bảo vệ cơ thể tránh khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật.

Khi bệnh nhân có u lympho có nghĩa là cơ thể bệnh nhân đang sản xuất ra quá nhiều các tế bào lympho và do các tế bào này tồn tại lâu nên gây ra tình trạng quá tải, khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương. Lymphoma có thể phát triển và gây bệnh tại hạch bạch huyết hay các thành phần khác của hệ bạch huyết.

Bệnh đa u tủy

Bệnh đa u tủy là một dạng của bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Các tế bào này xuất hiện trong tủy xương và có vai trò tạo ra các kháng thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.

Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh đa u tủy thì sẽ có một số lượng lớn các tế bào này tập trung trong tủy xương và ngăn cản tủy xương sản sinh ra các tế bào quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra người ta còn dựa vào nguồn gốc để chia bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu thành 02 loại đó là bạch cầu cấp dòng tủy và bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Và dựa trên tốc độ phát triển của bệnh, người ta lại chia bệnh ung thư máu thành 02 loại là cấp tính và mạn tính. Khi phối hợp hai cách phân loại trên bệnh bạch cầu được chia làm 04 loại đó là bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu mạn dòng tủy, bạch cầu cấp dòng lympho và bạch cầu mạn dòng lympho.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư máu?

Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân đích thực gây ra căn bệnh ung thư máu là gì. Song các nhà khoa học đã phát hiện ra một số tác nhân có thể gây ra căn bệnh này đó là:

  • Những người có tiếp xúc trực tiếp với các nguồn phóng xạ có thể bị ung thư máu. Như các nạn nhân trong vụ thả bom nguyên tử tại Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hay các nạn nhân trong vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl ở Ukraine vào năm 1986. Hoặc là các bệnh nhân phải xạ trị.
  • Các bệnh nhân bị bệnh ung thư sử dụng các loại dược phẩm để điều trị cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư máu.
  • Những người phải làm việc tại nơi có nhiều hóa chất như formaldehyde, benzene.
  • Có một số bệnh nhân bị ung thư máu là do thay đổi gene như những người bị hội chứng Down, hay do virus hoặc bị vài bệnh về máu.

Các triệu chứng giúp nhận biết căn bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu là căn bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Bệnh nhân nhanh mệt mỏi: khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân sẽ nhanh cảm thấy mệt mỏi, trong các hoạt động sinh hoạt hay lao động hàng ngày hay bị thở nhanh, đứt hơi. Thể lực của bệnh nhân bị giảm sút nhanh chóng so với trước kia. Đồng thời người bệnh sẽ bị giảm cân, có thể giảm từ 5 - 7kg chỉ trong 1-2 tháng, với trường hợp nặng có thể giảm đến cả chục kg trong một thời gian ngắn.
  • Bệnh nhân có thay đổi về màu sắc da: khi bị ung thư máu, da bệnh nhân sẽ chuyển từ hồng hào sang xanh tái, niêm mạc thì trắng nhợt. Các biểu hiện này càng rõ hơn khi bệnh nhân leo cầu thang, lao động nặng hay vận động mạnh, mà trước đó với những hoạt động như vậy bệnh nhân vẫn có thể làm bình thường.
  • Bệnh nhân có các biểu hiện thiếu máu: các tế bào ung thư sẽ ngăn cản quá trình tủy xương sản xuất các tế bào máu bình thường, khiến cho cơ thể bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu có thể ở mức nhẹ cũng có thể là rất nặng tùy theo từng trường hợp cụ thể.
  • Bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết: hiện tượng này xuất hiện một cách tự nhiên, không có liên quan đến việc va chạm hay chấn thương. Bệnh nhân có thể bị xuất huyết dưới da ở tay chân hay các vùng da khác trên cơ thể. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu mũi, thậm chí có thể bị xuất huyết tiêu hóa dẫn đến nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc đi ngoài ra máu.
  • Bệnh nhân có biểu hiện sốt, nhiễm trùng: hiện tượng này xuất hiện là do các tế bào bạch cầu đã không còn đảm nhiệm được chức năng của nó là chống lại các tác nhân gây bệnh, bởi vậy cơ thể bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn hơn bình thường. Do đó người bệnh sẽ bị sốt, có những trường hợp bị sốt kéo dài hàng tháng. Bệnh nhân có thể chỉ bị sốt nhẹ khoảng trên 37.5 độ C, song cũng có trường hợp bị sốt cao đến 39 – 40 độ C.

Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác tùy theo thể bệnh mà người bệnh mắc phải.

vicare.vn-ban-biet-gi-ve-ung-thu-mau-benh-ung-thu-duy-nhat-khong-co-khoi-u-body-2

Ai dễ mắc ung thư máu?

Bệnh ung thư máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây chính là loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các bé thường bị bạch cầu cấp dòng lympho.

Còn ở người lớn từ 40 - 60 tuổi thường là loại bạch cầu cấp dòng tủy hoặc bạch cầu mạn dòng tủy.

Với những bệnh nhân trên 60 tuổi sẽ thường gặp phải dạng bạch cầu mạn dòng lympho.

Vì sao bệnh gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, và bé trai nhiều hơn bé gái?

Bệnh bạch cầu thường tấn công trẻ em dưới 05 tuổi và thường là con trai. Các bác sĩ hiện tại cũng chưa biết chính xác nguyên nhân nào gây ra hầu hết các trường hợp ung thư máu ở trẻ em. Tuy nhiên có điều chắc chắn đó là trẻ em có nhiều nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải ung thư máu như:

  • Các trẻ bị rối loạn di truyền như hội chứng Down, hội chứng Li-Fraumeni hoặc hội chứng Klinefelter.
  • Các trẻ có anh chị em mắc bệnh ung thư máu, đặc biệt là trường hợp sinh đôi cùng trứng.
  • Đặc biệt theo các nghiên cứu mới, bệnh ung thư máu có thể xuất hiện nếu như trẻ được giữ trong môi trường sạch sẽ quá, không được tiếp xúc với vi trùng.

Do đó bệnh ung thư máu gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Hiện tại cũng chưa có câu trả lời cho câu hỏi vì sao bé trai lại có tỷ lệ mắc phải căn bệnh này nhiều hơn so với bé gái, mà chỉ là dựa trên số liệu thống kê.

Chẩn đoán bệnh ung thư máu như thế nào?

Hiện nay có một số phương pháp được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư máu như sau:

Phương pháp xét nghiệm công thức máu

Phương pháp này sẽ cho chúng ta biết được số lượng của các loại tế bào máu đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đồng thời xét nghiệm máu còn có thể phân loại được các loại tế bào bạch cầu.

Ở người bình thường, trong máu không tồn tại các tế bào máu non tức là các tế bào máu chưa trưởng thành - Juvenile cell. Còn ở bệnh nhân bị ung thư máu thì các các tế bào non này không thể phát triển thành các tế bào trưởng thành trong tủy xương, và bị đẩy ra các tế bào máu ngoại vi. Chính vì vậy khi xét nghiệm công thức máu chúng ta sẽ phát hiện thấy có các tế bào này.

Phương pháp xét nghiệm tủy

Đây là phương pháp nhất định phải thực hiện để có thể phân loại cũng như xác định các loại tế bào máu trong tủy.

Ở người bình thường số lượng các tế bào máu non trong tủy xương không được lớn hơn 5%, còn ở các bệnh nhân bị ung thư máu thì số lượng các tế bào này sẽ tăng cao, có thể lớn hơn 30% tổng số các tế bào máu trong tủy xương.

Bệnh ung thư máu được chia làm nhiều loại khác nhau, cũng bởi vậy mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp xét nghiệm khác nhau để có thể chẩn đoán chính xác.

  • Phương pháp xét nghiệm Immunophenotyping được sử dụng để xác định và phân loại ung thư máu. Khi làm xét nghiệm này bác sĩ sẽ phải chọc hút khoảng 2ml tủy và sử dụng các “kháng thể đơn dòng”.
  • Phương pháp xét nghiệm tế bào di truyền: khi làm xét nghiệm này chúng ta sẽ biết được bản chất tế bào máu cũng như nhiễm sắc thể của bệnh nhân có biến đổi bất thường hay không.
  • Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy nhằm kiểm tra xem hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân có bị ảnh hưởng hay không.

Các giai đoạn của bệnh ung thư máu

Bệnh ung thư máu nếu có đủ thời gian để phát triển sẽ trải qua 04 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: ở giai đoạn này, bệnh ung thư máu đang mở rộng các hạch bạch huyết do sự gia tăng số lượng lympho một cách đột ngột. Khi này các tế bào ung thư vẫn chưa lây lan hoặc gây ảnh hưởng tới cơ quan khác. Vì vậy nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì tỷ lệ sống của bệnh nhân là tương đối cao.
  • Giai đoạn 2: khi này các tế bào ung thư máu đã lan đến một hoặc tất cả các cơ quan sau: gan, lá lách và hạch bạch huyết. Các tế bào lympho sẽ phát triển nhanh ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 3: số lượng các tế bào bạch cầu được gia tăng nhanh chóng khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu. Các tế bào ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác, có ít nhất 02 cơ quan khác đã bị xâm lấn.
  • Giai đoạn 4: đây là giai đoạn cuối, rất nguy hiểm và lại khó điều trị, do đó tỷ lệ sống của bệnh nhân ở giai đoạn này là không cao. Tỷ lệ của các tế bào tiểu cầu trong máu giảm xuống nhanh. Cùng với đó các tế bào ung thư đã lan đến phổi. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện của tình trạng thiếu máu cấp tính

Các phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay

Giống như các bệnh ung thư khác, bệnh ung thư máu được điều trị bằng các phương pháp truyền thống như xạ trị, hóa trị. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị ung thư máu mới đó là ghép tủy xương, cấy tế bào gốc tạo chất sinh huyết hay là truyền máu. Và các bác sĩ thường sử dụng kết hợp từ 02 phương pháp trở lên để có thể tối ưu hóa hiệu quả điều trị, tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.

Phương pháp hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Các loại thuốc này có thể sử dụng qua đường uống, đường tiêm truyền vào tĩnh mạch hay tiêm vào dịch não tủy.

Phương pháp này được thực hiện theo từng chu kỳ và mỗi chu kỳ sẽ có khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là cách để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư máu.

Liệu pháp điều trị sinh học

Phương pháp này sử dụng các chất kháng thể đơn dòng truyền vào bệnh nhân nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Đồng thời cải thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể người bệnh hoặc làm chậm quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Phương pháp xạ trị

Đây là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các chùm tia năng lượng cao.

vicare.vn-ban-biet-gi-ve-ung-thu-mau-benh-ung-thu-duy-nhat-khong-co-khoi-u-body-3
  • Phương pháp thay tủy hoặc cấy tế bào gốc

Sau khi bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị, sẽ được cấy các tế bào gốc khỏe mạnh vào trong cơ thể qua một tĩnh mạch lớn.

Các tế bào máu mới sẽ phát triển từ các tế bào gốc được cấy vào cơ thể để thay thế cho các tế bào đã bị tiêu diệt trong các quá trình điều trị trước đấy.

Do bệnh ung thư máu diễn biến phức tạp, có thể thay đổi nhanh chóng và tùy thuộc vào sự đáp ứng cũng như sức khỏe của bệnh nhân mà trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể thay đổi phương pháp điều trị sao cho thích hợp.

Chi phí cho các phương pháp điều trị này đều cao, trở thành gánh nặng của không ít gia đình có người bị ung thư máu. Trước khi điều trị bệnh nhân sẽ được bác sĩ/nhân viên y tế tư vấn cụ thể chi phí cho từng phương pháp, từng liệu trình.

Bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư máu có thể sống được bao lâu?

Bệnh nhân bị ung thư máu có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào từng loại bệnh, sự phát triển của bệnh cũng như việc phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

  • Với các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu sẽ có thể sống được khoảng 8 năm nữa. Nếu phát hiện ở giai đoạn giữa thì có thể sống thêm được 5,5 năm. Còn phát hiện ở giai đoạn cuối thì bệnh nhân chỉ sống được khoảng 4 năm.
  • Với các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu lympho mạn tính và chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B thì bệnh nhân có thể sống được từ 10 - 20 năm. Nhưng nếu những bệnh nhân này bị ảnh hưởng tới tế bào T thì tuổi thọ là rất thấp.
  • Với các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính trung bình chỉ có thể sống được 04 tháng do bệnh này tiến triển rất nhanh.

Tuy nhiên, với các tiến bộ trong điều trị hiện nay, có đến 80% trẻ em bị ung thư máu loại bạch cầu lympho cấp tính có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm.

Căn bệnh ung thư máu là một loại bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả cao hơn, cơ hội sống của bệnh nhân cũng sẽ nhiều hơn. Chính vì vậy những người hay phải tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ dù không có biểu hiện gì bất thường. Còn với những người có các biểu hiện như trên cần phải đi khám ngay để loại trừ khả năng bị ung thư máu.

Xem thêm:

  • Liệu pháp chữa ung thư máu bằng tế bào miễn dịch
  • Chữa ung thư máu với Venetoclax