Bạn biết gì về dị ứng Paracetamol?

Paracetamol là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các đơn thuốc hàng ngày mà bạn hay sử dụng. Vậy dị ứng paracetamol là gì? Dị ứng paracetamol có nguy hiểm không? Cần làm gì khi bạn gặp phải tình trạng này?

Bạn biết gì về dị ứng Paracetamol? Bạn biết gì về dị ứng Paracetamol?

1. Paracetamol là gì?

  • Paracetamol là một loại thuốc rất quen thuộc, được biết đến với công dụng chính là giảm đau ( chứng đau không xuất phát từ nội tạng) và còn hỗ trợ quá trình hạ sốt. Với các công dụng cơ bản như vậy, nên Paracetamol thường xuyên được các bác sĩ chỉ định trong các đơn thuốc.
  • Paracetamol được tin dùng vì không gây đau và không gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, cũng như không tác dụng lên hệ tim mạch và hệ hô hấp nếu được sử dụng ở liều lượng vừa phải và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuy có chức năng giống như Aspirin nhưng Paracetamol được sử dụng nhiều hơn do Aspirin có gây hại cho dạ dày..
  • So với các thuốc trong cùng nhóm giảm đau, thì Paracetamol được coi là “lành” tính hơn do ở liều dùng thông thường, Paracetamol có khả năng dung nạp tốt, không độc, ít tác dụng đến các hệ cơ quan khác.
  • Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu chúng ta quá lạm dụng Paracetamol thì có thể gây ra tình trạng dị ứng thuốc. Từ đó gây nên các trường hợp ngộ độc cấp tính.
  • Nguyên nhân là do là chất chuyển hóa N-acetyl-benzoquinonimin có trong Paracetamol được tạo thành với một số lượng đủ để làm Glutathion của gan cạn kiệt. Khi các chất chuyển hóa lại tiếp tục phản ứng với Sulfhydryl (của protein gan) tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc gan, nặng có thể gây hoại tử gan.
  • Không những vậy, tùy vào cơ địa của từng người mà có thể chống lại các thành phần của thuốc khi thuốc được dung nạp vào cơ thể gây ra tình trạng dị ứng Paracetamol với các biểu hiện và biến chứng nguy hiểm có thể còn dẫn tới tử vong.

2. Dị ứng Paracetamol do đâu?

  • Theo như các bác sĩ chuyên khoa, dị ứng cơ địa với thuốc là nguyên nhân hàng đầu cho những người bị dị ứng Paracetamol.
  • Ở những người có người thân trong gia đình có tiền sử dị ứng với thuốc cũng có nguy cơ rất cao bị dị ứng với Paracetamol.
  • Ngoài ra việc sử dụng các thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ cũng làm tăng nguy cơ dị ứng với Paracetamol.
  • Do vậy, trong trường hợp cần sử dụng thuốc, bạn tuyệt đối không nên sử dụng tùy ý hoặc theo kinh nghiệm của bản thân mà phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
HoiBenh.vn-ban-biet-gi-ve-di-ung-Paracetamol-body-2
Dị ứng Paracetamol do đâu?

3. Biểu hiện của dị ứng Paracetamol

  • Dị ứng thuốc có thể có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà bạn gặp phải. Biểu hiện thông thường và hay gặp nhất đó là sự xuất hiện của mề đay, ban đỏ hay mẩn ngứa. Ngoài ra, dị ứng Paracetamol còn có thể gây ra các triệu chứng trên da nguy hiểm khác như:
  • Hội chứng Stevens – Johnson: Ban đầu triệu chứng xuất hiện khiến người bệnh bị sưng húp cả hai mắt, cảm thấy đau, đỏ tấy và xuất hiện bọng mắt. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở các cơ quan khác như:

- Viêm kết mạc gây dị ứng gây chảy nước mắt, tăng tiết gỉ mắt và gây ra tình trạng ngứa mắt.

- Gây viêm bên trong nhãn cầu hay viêm nội nhãn là một trong những tình trạng nghiêm trọng, nặng có thể dẫn đến mù lòa.

- Hội chứng này không chỉ làm sưng phù hốc mắt mà còn làm xuất hiện bọng nước ở các hốc tự nhiên khác như ở cơ quan sinh dục, hậu môn, tai mũi miệng... Đồng thời người bệnh còn gặp phải tình trạng viêm phổi, sốt cao hoặc có thể gây ra rối loạn chức năng gan thận.

  • Hội chứng hoại tử da nhiễm độc hay Lyell:

- Xuất hiện tình trạng tổn thương toàn thân như nổi hồng ban, dạng sởi, bọng nước, các tổn thương khách có thể kèm theo như: Viêm miệng, dạ dày, loét hầu, ngay cả đến niêm mạc đường sinh dục hay tiết niệu cũng bị tổn thương.

- Người bệnh có cũng khả năng bị xuất huyết tiêu hóa, viêm gan, viêm thận... Trong trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề gây tử vong.

  • Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân:

- Trên nền hồng ban sẽ xuất hiện các mụn mủ li ti vô trùng. Các mụn này thường xuất hiện ở các vị trí như nách, bẹn, hậu môn... thậm chí có thể lan ra toàn thân. Người bệnh có dấu hiệu bị sốt, khi làm xét nghiệm sẽ thấy số lượng bạch cầu trung tính tăng.

HoiBenh.vn-ban-biet-gi-ve-di-ung-Paracetamol-body-3
Biểu hiện của dị ứng Paracetamol

4. Khi bị dị ứng Paracetamol bạn cần làm gì?

  • Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi có dấu hiệu bị dị ứng Paracetamol thì điều đầu tiên đó là bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Sau đó thông báo với các bác sĩ có chuyên môn để điều trị các triệu chứng dị ứng, tránh để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Cùng với đó, người bị dị ứng Paracetamol cần hạn chế các hành động như gãi, xoa hay day ấn những vùng da bị kích ứng, đặc biệt là ở mắt. Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác có thể khiến cho tình trạng dị ứng hiện tại trở trên trầm trọng hơn.
  • Những người đang bị dị ứng Paracetamol nên uống nhiều nước, hoặc uống nhiều các loại nước trái cây để tăng cường quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể giúp loại bỏ nhanh chóng các độc tố ra khỏi cơ thể. Uống nước trái cây còn giúp bổ sung vitamin và các dưỡng chất khác giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi khi cần thiết, không làm việc quá áp lực để nhanh lấy lại sức. Nên ăn các thực phẩm tươi mới, tốt cho sức khỏe, tăng cường ăn các nhóm rau củ quả giàu chất xơ.
  • Người bệnh đang điều trị bệnh bằng Paracetamol có thể thay thế bằng một số thuốc giảm đau, hạ nhiệt khác như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenacen, Naproxen. Tình trạng dị ứng thuốc Paracetamol lần sau sẽ nặng hơn lần đầu nên không nên tiếp tục sử dụng thuốc trở lại.
  • Để hạn chế được nguy cơ dị ứng Paracetamol, bạn hãy lưu ý những điểm sau đây:

- Không tự ý mua Paracetamol hoặc các thuốc có chứa thành phần Paracetamol mà không có đơn thuốc của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà theo kinh nghiệm có thể dẫn đến các tình trạng không tốt cho sức khỏe.

- Không sử dụng thuốc quá 10 ngày đối với người lớn, 5 ngày đối với trẻ em. Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ, không dùng quá 5 liều trong vòng 24 giờ.

- Người uống rượu, bia không nên sử dụng Paracetamol vì có thể gây tăng độc tính đối với gan.

- Không dùng Paracetamol để hạ sốt trên 39.5 °C, sốt kéo dài trong 3 ngày, sốt tái phát.

- Khi uống Paracetamol thì uống ở dạng viên nén, không nghiền nát, nhai hay hòa tan trước trong chất lỏng.

- Những người có bệnh lý về gan, thận, thiếu máu hoặc được chẩn đoán là thiếu hụt Glucose-6-phosphat dehydrogenaset thì không nên sử dụng thuốc.

Trên đây là các thông tin liên quan đến tình trạng dị ứng Paracetamol. Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có thêm được những kiến thức hữu ích giúp cho việc sử dụng Paracetamol một cách hiệu quả hơn. Và quan trọng nhất đó là, dù là bất kỳ loại thuốc nào, thì tuyệt đối bạn cũng không nên tự ý sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ vì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc thì hãy ngừng ngay thuốc và thông báo với bác sĩ để nhận được sự tư vấn cụ thể và kịp thời.

Xen thêm:

  • Paracetamol ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ như thế nào?
  • 4 tác nhân gây dị ứng da bạn cần biết
  • 8 nguyên nhân gây dị ứng mà bạn không ngờ tới