Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh thêm điệu đà - 8 điều mẹ phải biết

Khi sinh con gái, cha mẹ nào cũng muốn cô công chúa nhỏ của mình thật xinh đẹp và không tiếc bất cứ sự đầu tư nào cho vẻ đẹp của con. Bên cạnh việc mua quần áo điệu đà, váy vóc đẹp đẽ, giày dép đủ kiểu dáng, phương pháp độc đáo hơn như nhuộm tóc hay bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh cũng được nhiều mẹ lựa chọn để làm đẹp cho con mình.

Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh thêm điệu đà - 8 điều mẹ phải biết Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh thêm điệu đà - 8 điều mẹ phải biết

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm điệu cho con bằng việc bấm lỗ tai, các mẹ cần lưu ý 9 điều sau:

1. Chọn thời điểm thích hợp

vicare.vn-bam-lo-tai-cho-tre-so-sinh-them-dieu-da-9-dieu-me-can-luu-y-body-1

6 tháng tuổi là thời điểm mẹ có thể bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh để làm điệu cho bé. Thời gian khi con chưa để 6 tháng tuổi, dù bé có khỏe mạnh đến đâu, mẹ cũng nên tránh làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương đến làn da mỏng manh của con. Bởi trong giai đoạn từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh rất dễ bị tấn công bởi những vết thương nhỏ, lúc này hệ miễn dịch của bé vẫn còn quá yếu ớt với môi trường sống xung quanh, chưa thể bảo vệ bé khỏi những tác động bên ngoài.

2. Chọn địa điểm an toàn để bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên nhận sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa về các địa điểm an toàn để bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh. Mẹ cũng có thể nhờ các cô y tá giúp bé bấm lỗ tai. Chỉ cần đảm bảo rằng các thiết bị, dụng cụ được được vô trùng, dái tai bé được vệ sinh hay dụng cụ xỏ lỗ tai còn mới hoàn toàn. Mẹ cần chọn địa điểm xỏ lỗ tai uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh y tế để tránh tối đa sự nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cho con khi bấm lỗ tai. Kim bấm sẽ được thay mới hoàn toàn cũng như các quy trình về sát trùng, sát khuẩn sẽ được đảm bảo tuyệt đối nếu mẹ chọn cơ sở uy tín thay cho những cơ sở tự phát.

3. Giảm bớt cơn đau

Việc xỏ khuyên có thể gây ra sự đau đớn cho bé. Mẹ hãy giúp con giảm đâu bàng một vài cách sau. Trước khi bấm khoảng 30-60 phút, mẹ hãy nhờ bác sĩ thoa kem mỡ giảm đau có chứa chất lidocaine trước và sau dái tai của bé. Hay mẹ có thể dùng khăn lạnh bọc đá viên áp vào dái tai bé khoảng 15-30 phút trước khi xỏ. Việc làm này cũng có thể giúp bé giảm được cơn đau đáng kể.

4. Chọn hoa tai loại nào?

Sau khi bấm lỗ tai, để vết bấm nhanh lành và không bị nhiễm trùng, bé sẽ đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần đầu. Sau đó, mẹ có thể thoải mái chọn hoa tai để thay cho bé. Tuy nhiên loại hoa tai nào sẽ tốt nhất và không gây dị ứng hay mưng mủ cho bé? Khuyên tai với chất liệu thép không gỉ chính là lựa chọn hoàn hảo, bởi nó không chứa niken hay bất kỳ hợp kim nào gây dị ứng như các kim loại khác. Nếu đầu tư hơn, mẹ còn có thể chọn khuyên tai chất lượng bạch kim, ti tan hoặc vàng 14K.

vicare.vn-bam-lo-tai-cho-tre-so-sinh-them-dieu-da-9-dieu-me-can-luu-y-body-2

5. Chăm sóc lỗ tai bé sau khi bấm

Mẹ nên thường xuyên dùng rượu, nước muối sinh lý hoặc thuốc tím vệ sinh lỗ tai mới xỏ của bé bằng cách dùng tăm bông sơ sinh thấm nhẹ nhàng vào lỗ tai vừa được bấm, lau sạch xung quanh. Việc này sẽ không làm bé thấy rát hay đau, chỉ có cảm giác mát mát mà thôi. Sau 2-3 ngày, mẹ có thể đeo hoa tai cho bé . Bé cần đeo liên tiếp 6 tuần sau đó để lỗ tai không bị tịt.

6. Dấu hiệu lỗ bấm bị nhiễm trùng

Da vùng dái tai ửng đỏ, sưng tấy, mưng mủ, cộng với tình trạng ngứa, rát, là những dấu hiệu cho mẹ biết nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Nguyên nhân của những dấu hiệu này có thể do nhiễm trùng lỗ bấm hoặc dị ứng với hoa tai. Nếu đơn giản chỉ là dị ứng với hoa tai, bạn chỉ việc vệ sinh lỗ tai bé sạch sẽ và chuyển qua loại hoa tai kim loại lành tính hơn. Nếu là nhiễm trùng lỗ bấm, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé uống để giảm tình trạng trên. Sau 2-3 tháng tiếp theo, mẹ mới nên cân nhắc việc có nên tiếp tục xỏ lần 2 cho bé không.

7. Cách bấm khuyên an toàn

Mẹ chỉ cần tránh bấm lỗ ở phần tai trên, chính là phần xương sụn của bé. Vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng và tạo sẹo lồi nếu việc xỏ khuyên bị thất bại. Sau khi bấm lỗ tai, mẹ cần buộc tóc gọn gàng cho bé hoặc dùng băng đô giữ tóc cho bé, tránh tác động từ tóc vào lỗ tai mới bấm.

vicare.vn-bam-lo-tai-cho-tre-so-sinh-them-dieu-da-9-dieu-me-can-luu-y-body-3

8. Bé nên tránh làm gì sau khi bấm lỗ tai?

Trong 2 tuần đầu sau khi bấm, lỗ tai bé rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, mẹ nên tránh cho bé đi bơi hay tiếp xúc với nước. Nước ở hồ bơi và biển chứa rất nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai của bé.

Trên đây là 8 lưu ý trước khi mẹ quyết định bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh. Với những cách làm đẹp cho bé, mẹ cần tỉnh táo chọn những phương pháp phù hợp để bé luôn đẹp và được an toàn.