Bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?
Bạch cầu là những tế bào máu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người. Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập gây bệnh. Khi lượng bạch cầu tăng cao chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp một vấn đề về sức khỏe nào đó cần được chú ý. Vậy bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?
Bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?
Bạch cầu là những tế bào máu có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người. Có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập gây bệnh. Khi lượng bạch cầu tăng cao chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp một vấn đề về sức khỏe nào đó cần được chú ý. Vậy bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?
Bạch cầu là những tế bào máu có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Số lượng bạch cầu trong máu ở mức bình thường trung bình nằm trong khoảng 7.000/mm3. Giao động từ 4.000 – 10.000/mm3.
Bạch cầu tăng là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với mức bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh. Hiện tượng này hay xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.
Bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?
- Bạch cầu bình thường: 4.000 – 10.000/mm3
- Bạch cầu tăng cao: >10.000/mm3
- Bạch cầu tăng quá cao: > 100.000/mm3
Dấu hiệu khi bạch cầu tăng cao
Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nên khi bạch cầu tăng cao có thể do các nguyên nhân như nhiễm trùng, di truyền hay điều trị ung thư..... Các dấu hiệu của bệnh bạch cầu tăng cao:
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt kèm theo sự nhiễm trùng.
- Tức ngực, khó thở, yếu cơ.
- Chảy máu cam
- Vết thương khó lành, trên cơ thể tự xuất hiện các vết bầm tím.
Qua đây chúng ta đã có thể trả lời được cho câu hỏi “ Bạch cầu tăng bao nhiêu là cao?”: khi làm kết quả xét nghiệm lượng bạch cầu > 10.000/mm3. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạch cầu tăng cao. Vậy nên khi kiểm tra thấy có dấu hiệu tăng chúng ta nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị theo phác đồ riêng.
Xem thêm:
- Bạn hiểu gì về bạch cầu và tác dụng của chúng?
- Bạch cầu bao nhiêu là bình thường?
- Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo