Bác sĩ ơi: Sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người bệnh chưa biết rõ đây là bệnh gì? vì sao lại bị sốt xuất huyết? và sốt xuất huyết có được gội đầu không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh để có thêm thông tin

Bác sĩ ơi: Sốt xuất huyết có được gội đầu không? Bác sĩ ơi: Sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Tôi đang bị sốt xuất huyết. Tính tại thời điểm này là 4 ngày. Vậy tôi có thể gội đầu không thưa bác sĩ. Ngày hôm qua tôi bị chảy máu cam. Liệu tôi có nên nhập viện để theo dõi sức khoẻ hay không?
Cám ơn bác sĩ !

Khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người bệnh chưa biết rõ đây là bệnh gì? Vì sao lại bị sốt xuất huyết? Và sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Khi mắc sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Tôi đang bị sốt xuất huyết. Tính tại thời điểm này là 4 ngày. Vậy tôi có thể gội đầu không thưa bác sĩ. Ngày hôm qua tôi bị chảy máu cam. Liệu tôi có nên nhập viện để theo dõi sức khoẻ hay không?

Bác sĩ Hà Văn Chấn trả lời câu hỏi này như sau:

Bệnh sốt xuất huyết có thể bệnh nhẹ, có thể bệnh nặng

Thể bệnh nhẹ: (thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong)

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
  • Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban.
  • Thể bệnh nặng: (thường là thể sốt xuất huyết dengue, chủ yếu bị ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao (30 – 40%)
Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
  • Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
  • Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

  • Nằm nghỉ ngơi.
  • Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt.
  • Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
  • Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

Trường hợp của bạn trên đây là thể bệnh nhẹ. Bạn có thể gội đầu và có thể chăm sóc tại nhà để theo dõi xử trí như hướng dẫn ở trên.