Bác sĩ ơi: Làm sao để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em?
Trước thực trạng bệnh tiểu đường có nguy cơ gia tăng ở mọi lứa tuối, nhiều phụ huynh lo ngại và có hỏi các bác sĩ của Vicare: Làm sao để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em? Để trả lời thắc mắc của nhiều người, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin dưới đây!
Bác sĩ ơi: Làm sao để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em?
Trước thực trạng bệnh tiểu đường có nguy cơ gia tăng ở mọi lứa tuối, nhiều phụ huynh lo ngại và có hỏi các bác sĩ của HoiBenh: Làm sao để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em? Để trả lời thắc mắc của nhiều người, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin dưới đây!
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở trẻ em
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh về nội tiết tố. Khi bị tiểu đường, quá trình chuyển hóa chất đường trong máu sẽ bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính làm giảm các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, gây suy thận, huyết áp, các bệnh lý về tim mạch...
Với tiểu đường type 1, ở trẻ em yếu tố di truyền từ cha mẹ chiếm tỷ lệ khoảng 10- 20%. Đa phần trẻ em mắc tiểu đường type 1 thường không được phát hiện sớm mà chỉ đến khi các biểu hiện của bệnh đã quá rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Tiểu đường type 2 thường xảy ra ở những trẻ thừa cân, béo phì hoặc có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Chất béo dư thừa thúc đẩy kháng insulin, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu được công bố trên các tạp chí y học Mỹ chỉ ra rằng giảm cân càng nhiều thì lợi ích đối với phòng ngừa tiểu đường càng lớn. Và cứ giảm 1 kg thì nguy cơ mắc tiểu đường sẽ giảm 16%. Nếu duy trì trọng lượng ở mức hợp lý, có thể giảm đến 96% nguy cơ mắc tiểu đường.
Làm sao để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em?
Một trong những biện pháp chính ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em là chọn lựa thực phẩm và mặc dù bệnh tiểu đường type 1 không thể ngăn ngừa được, nhưng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường type 2.
Sau đây là chế độ ăn mà cha mẹ cần chú ý để tránh cho trẻ phát triển căn bệnh này:
Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo
Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo chủ yếu là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì ở trẻ. Vì thế, hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo, đặc biệt chất béo động vật sẽ giúp phòng tránh, ngăn ngừa được bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Không ăn mặn
Ăn mặn nhiều dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm gia tăng sự tiết xuất insulin và giảm thiểu khả năng mẫn cảm với insulin của tế bào. Từ đó, dẫn đến hiện tượng nồng độ đường trong máu tăng cao. Đồng thời cơ thể tạo ra chất béo từ đường và gom nhặt chất béo trong cơ thể, dẫn đến tăng cân, khả năng mắc bệnh tiểu đường cao lên. Khống chế lượng muối ăn trong bữa hàng ngày của trẻ là một cách làm khoa học để cha mẹ bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ.
Phòng bệnh tiểu đường nhờ nước lọc
Nước lọc là loại nước giải khát tự nhiên, cần thiết nhất đối với cơ thể con người. Cho trẻ uống nước nhiều và thường xuyên sẽ giúp trẻ hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần gây tiểu đường khác.
Các loại đồ uống có đường như nước ngọt, soda hay nước trái cây đóng hộp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì vậy, song song với uống nhiều nước lọc, bố mẹ nên hạn chế cho con uống những loại nước ngọt này.
Hạn chế chất đường, tinh bột
Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột có thể là một trong những yếu tố chính gây ra thừa cân, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đó là lý do tại sao trẻ em không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa đường và tinh bột quá nhiều.
Thức ăn nhanh
Hầu hết các loại thức ăn nhanh được chế biến với lượng muối và đường cao có thể góp phần gây thừa cân.
Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên tới 30%. Do đó, nên giảm thiểu mức tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn cho trẻ
Ăn nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây... chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Vì thế, tập thói quen cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh là điều bố mẹ nên làm để bảo vệ tốt sức khỏe con em.
Cung cấp vitamin D
Vitamin D rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu hụt vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Khi những người bị thiếu hụt vitamin D được uống bổ sung, chức năng insulin trong các tế bào của họ được cải thiện, đường huyết cũng được duy trì ở mức lành mạnh và nguy cơ mắc tiểu đường giảm đáng kể.
Trẻ em được cung cấp đầy đủ vitamin D có khả năng giảm 78% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 so với những trẻ ít được bổ sung đủ vitamin D.
Bố mẹ có thể bổ sung vitamin D trong chế độ ăn của trẻ bằng các loại thức ăn giàu vitamin D như cá có nhiều mỡ, dầu oliu. Để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những thời điểm phù hợp cũng rất có ích.
Không xem tivi khi ăn
Không nên cho trẻ xem tivi khi đang ăn vì thói quen đó khiến trẻ ăn nhiều hơn, không nhận thức ăn được gì, ăn được bao nhiêu, lúc nào dừng ăn. Bởi vậy, thực phẩm nạp vào quá nhiều khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát, ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường.
Trên đây là những điều nên làm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở trẻ em mà phụ huynh cần lưu ý. Bên cạnh thực hiện đầy đủ các biện pháp đã nêu, bố mẹ để trẻ vận động nhiều, giữ cân nặng hợp lý cho con là những điều rất cần thiết giúp con có sức khỏe tốt, hạn chế được nhiều bệnh xảy ra, trong đó có tiểu đường.
Xem thêm:
- Liệt kê những thói quen ngủ điều hòa dễ gây nguy hiểm đến tính mạng
- Khi bé bị táo bón thì có nên thụt tháo?
- Tại sao nên cho trẻ tập chạy xe đạp?