Bác sĩ ơi: Đau mắt đỏ rồi có bị lại không?

Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ mắc phải, dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành dịch. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Do đó, nhiều người lo ngại liệu đau mắt đỏ rồi có bị lại không?

Bác sĩ ơi: Đau mắt đỏ rồi có bị lại không? Bác sĩ ơi: Đau mắt đỏ rồi có bị lại không?

Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ mắc phải, dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành dịch. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Do đó, nhiều người lo ngại liệu đau mắt đỏ rồi có bị lại không?

1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, đau mắt đỏ, hay còn được gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng của màng trong suốt (kết mạc) đường mí mắt và một phần của nhãn cầu, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ.

  • Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau mắt đỏ là virus Adenovirus. Các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng có thể là nguyên nhân của bệnh. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, tầm tháng 7 - tháng 8, đây là thời điểm biến chuyển từ nắng nóng sang mưa, độ ẩm cao.
  • Người bình thường có thể bị lây bệnh đau mắt đỏ do tiếp xúc với nguồn bệnh thông qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; sử dụng đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt...
  • Bên cạnh đó, môi trường chứa nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,... cũng là điều kiện thuận lợi để bệnh đau mắt đỏ phát triển.

Triệu chứng của đau mắt đỏ:

vicare.vn-bac-si-oi-dau-mat-do-roi-co-bi-lai-khong-body-1
  • Các triệu chứng thường gặp nhất ở đau mắt đỏ là: đỏ mắt, ra gỉ và không gây mờ mắt. Trong đó, mắt bị đỏ một bên trước, sau đó mới lan sang mắt bên kia. Người bệnh thường thấy khó chịu ở mắt, đau nhức, ngứa ngáy, nước mắt chảy nhiều, có cảm giác mắt cộm lên như có sạn bên trong.
  • Gỉ mắt xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau khi ngủ dậy khiến cho hai mắt khó mở, gỉ mắt có màu vàng hoặc xanh tùy tác nhân gây bệnh.

Thông thường thị lực người đau mắt đỏ không bị suy giảm trừ khi có biến chứng. Một số trường hợp bệnh trở nên nặng hơn có thể xuất hiện màng trong mắt. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai.

2. Đau mắt đỏ hết rồi có bị lại không?

Bệnh đau mắt đỏ có thể được chữa khỏi sau 7-10 ngày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng. Tuy nhiên, do bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường, hơn nữa vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên nhiều người thắc mắc liệu đau mắt đỏ hết rồi có bị lại không.

Câu trả lời là có, đau mắt đỏ không phải là bệnh miễn dịch cả đời. Nhưng những người vừa khỏi đau mắt đỏ cũng không cần quá lo lắng vì trong vòng 2 tháng họ vẫn chưa thể bị nhiễm lại do được kháng thể của cơ thể bảo vệ khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

3. Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ, mỗi người cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho bản thân và các vật dụng xung quanh, cách li với người bệnh. Cụ thể:

  • Không dùng tay dụi mắt;
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn;
  • Dùng khăn mặt sạch và thay khăn mới thường xuyên;
  • Không dùng chung khăn mặt với người khác, đặc biệt là khăn của người bệnh;
  • Thay đổi vỏ gối thường xuyên;
  • Tẩy trang phần mắt kỹ càng; không dùng chung mỹ phẩm như phấn mắt hay mascara;
  • Đeo kính râm khi đi ngoài đường để tránh khói bụi;
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh; Không đưa trẻ em bị bệnh đến nơi đông người như trường học, siêu thị.
vicare.vn-bac-si-oi-dau-mat-do-roi-co-bi-lai-khong-body-2

Bộ Y tế khuyến cáo người có bệnh đau mắt đỏ cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc và tuyệt đối không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng và bảo vệ những người xung quanh khỏi bệnh đau mắt đỏ.

Xem thêm:

  • Cảnh báo khi tự điều trị đau mắt đỏ tại nhà
  • Khi bị đau mắt đỏ kiêng gì để nhanh khỏi