Bác sĩ ơi: Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa hay gặp ở Việt Nam. Mặc dù thế, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ căn bệnh này. Nhiều người lo lắng, bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bác sĩ ơi: Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không? Bác sĩ ơi: Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có tên tiếng anh là Diabetets Mellitus, là tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa Glucid, Protid, Lipid. Khi rối loạn trong cơ thể, làm tình trạng rối loạn đường huyết, khiến lượng đường trong máu, trong nước tiểu tăng lên vượt mức cho phép.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân bên trong do tuyến tụy sản xuất thiếu Insulin hoặc không có insulin, có trường hợp do có hiện tượng đề kháng kháng insulin của cơ thể.

Một số biến chứng bệnh tiểu đường

  • Gây tăng ceton niệu trong nước tiểu

Do khi các tế bào trong cơ thể đói năng lượng, cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo, tạo a acid gây độc cho cơ thể như ceton.

  • Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết quá cao

Tăng quá hay hạ quá cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể gây ngất, hôn mê do tụt đường huyết quá hoặc tăng đường huyết quá.

  • Biến chứng trên tim mạch

Tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, đau thắt ngực, tắc mạch, xơ vữa động mạch, nguy cơ đột quỵ tăng gấp hai lần so với bệnh nhân khác.

  • Trên thần kinh

Lượng đường máu tăng, lâu dần gây tổn thương thành mạch, nhất là mao mạch nuôi dưỡng thần kinh. Có thể có những biểu hiện như: ngứa râm ran, tê liệt... Thường bắt đầu ở đầu ngón tay, ngón chân, lâu dần có thể mất cảm giác ở chi, có thể bị táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Nam giới có thể bị rối loạn cương dương.

Đau bụng sườn phải
  • Trên thận

Trên thận chứa rất nhiều tế bào lọc chất thải từ máu. Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến hư hại các thể bào này, gây hội chứng thận hư, suy thận, phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.

  • Tại mắt

Tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc, có thể gây mù lòa.

  • Trên da

Có thể gây nhiều tổn thương trên da khó lành, các vết lở loét, nhiễm trùng, nấm, gây ngứa. Đặc biệt là vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn tích tụ, gây nhiễm trùng.

  • Biến chứng trên xương

Có thể gây loãng xương, những ổ hoại tử loét vào sâu, có thể thấy được cả xương, gây nhiễm khuẩn.

  • Thời điểm mang thai

Thời điểm mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường có thể có những biến chứng như: tiền sản giật, đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn tiết niệu...

Một số quan niệm sai của người bệnh đối với bệnh tiểu đường

  • Bệnh nhân tự cảm nhận qua triệu chứng, cảm giác, bỏ bê việc uống thuốc, tự ý dừng thuốc điều trị. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng bệnh tiểu đường tăng lên.
  • Sử dụng thuốc tây y, xong về nhà tự ý bỏ thuốc, sử dụng thuốc đông y thay thế, vì nghĩ thuốc tây y hại dạ dày, hại cơ thể. Khi chưa được bác sĩ điều trị giải thích. Không rõ thuốc đông y đấy do bác sĩ đông y hay lang băm cấp, bạn có thể hại chính cơ thể bạn bằng cách này. Có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao, phải nằm viện điều trị để kiểm soát.
  • Chỉ số đường huyết đo ở nhà, là máy test nhanh đường huyết, nó sẽ đúng vào thời điểm đo, chứ không khẳng định được đường huyết trong cơ thể bạn đã ổn định.

Để biết được đường huyết bạn ổn định hay chưa, cần dựa vào chỉ số HbA1C, chỉ số này sẽ kiểm tra được chính xác hơn chỉ số đường huyết trong cơ thể của bạn. Chỉ số này sẽ tiên lượng được nguy cơ xảy ra biến chứng, đáp ứng thuốc điều trị đối với bệnh nhân.

Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không, đây là câu hỏi của rất nhiều người đang bị bệnh cũng như những người đang quan tâm đến bệnh này.

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường, người bệnh sẽ phải dùng thuốc suốt đời, kết hợp chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động để kiểm soát đường huyết của mình ở mức ổn định.
  • Mục đích của sử dụng thuốc kéo dài, là để kiểm soát đường huyết và hạn chế xảy ra những biến chứng đối với căn bệnh này.
  • Khi sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn theo đúng chỉ định bác sĩ, kết hợp chế độ ăn, chế độ luyện tập sẽ giúp bệnh nhân ổn định đường huyết hơn, có thể sẽ có những trường hợp bệnh nhân ổn định hơn, được tạm ngưng sử dụng một thời gian, giảm liều.
bệnh nhân tiểu đường

Trường hợp bệnh nhân được giảm liều hoặc dừng sử dụng thuốc đối với bệnh nhân tiểu đường

Một số bệnh nhân có tình trạng tiến triển ổn định, bệnh nhân sẽ được chỉ định cho giảm liều cho phù hợp với tình trạng bệnh nhân hiện tại.

Một số trường hợp sẽ được cân nhắc giảm liều khi:

  • Chỉ số đường huyết ổn định được một thời gian tương đối:
    • HbA1C < 6.5%, đường huyết khi đói < 6 mmol/l, đường huyết sau ăn < 7.8 mmol/l, ổn định trong khoảng 6 tháng liên tục.
    • Người bệnh dùng thuốc nhưng hay bị hạ đường huyết sau khi dùng. Có thể lúc đấy lượng đường máu và lượng thuốc cho bệnh nhân dùng chưa hợp lý, vì thế bác sĩ sẽ điều chỉnh liều để sử dụng cho phù hợp.

Lưu ý sau khi bệnh nhân được điều chỉnh giảm liều:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ điều trị kê đơn.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống, dinh dưỡng theo như bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Thường xuyên test đường huyết, theo dõi chỉ số đường huyết, kịp thời báo với bác sĩ khi chỉ số đường huyết có hiện tượng tăng quá hoặc giảm quá thường xuyên.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức, tránh những chấn thương hoặc xây xát nhỏ.
  • Dấu hiệu tụt đường huyết sau khi sử dụng thuốc:
    • Vã mồ hôi, chân tay lạnh
    • Run chân tay
    • Hoa mắt, đau đầu
    • Đói, mệt lả
  • Dấu hiệu bệnh nhân bị tăng đường huyết:
    • Hay khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày
    • Cảm giác mệt mỏi thường xuyên
    • Vết thương lâu lành, cho dù là vết thương nhỏ.
    • Da khô, bong tróc nhiều, ngứa lâu, hay gãi
    • Thị lực giảm sút, hay nhìn mờ, không rõ
Mức đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương cho cơ thể mà chúng ta không hề hay biết.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường

  • Test đường huyết mao mạch trước khi dùng thuốc

Chỉ số này rất quan trọng, sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh lượng thuốc insulin tiêm dưới da cho bệnh nhân. Tránh để đường huyết tăng quá cao hoặc tụt quá thấp sau mỗi lần tiêm.

  • Thời điểm dùng thuốc: đúng liều, đúng đường, đúng thời gian, đúng loại

Điều này rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Dùng đúng theo chỉ dẫn, sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất cho bệnh nhân trong khoảng thời gian dài sử dụng. Hạn chế biến chứng trên nền tiểu đường tốt hơn.

  • Kiểm tra đường huyết định kỳ

Test nhanh đường huyết mao mạch là chuyện thường làm hằng ngày, còn kiểm tra đường huyết qua xét nghiệm máu, làm chỉ số HbA1C, để kiểm tra có thể 3 tháng/lần đều đặn. Hoặc có những trường hợp đường huyết không ổn định, bắt buộc phải kiểm tra thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

  • Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng

Thay đổi loại thuốc, liều lượng có thể khiến tình trạng rối loạn đường huyết của bệnh nhân trở nên nặng hơn. Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng, diễn biến khác nhau. Nên bệnh nhân không tự ý đổi thuốc, thêm liều lượng, không nghe theo những người không phải bác sĩ để dùng thuốc.

Cách phòng tránh biến chứng bệnh tiểu đường

  • Kiểm tra đường huyết bằng máy test thường xuyên. Kiểm tra đường máu HbA1C định kỳ để theo dõi thường xuyên.
  • Dùng đúng loại thuốc, đúng đường dùng, đúng liều dùng, kiểm tra đường huyết trước khi sử dụng thuốc tiêm insulin.
  • Không tự ý đổi thuốc, dừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
  • Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường.
    • Hạn chế tinh bột, đường trong chế độ ăn. Tính toán lượng tinh bột nạp vào cho phù hợp với tình trạng của bản thân để sử dụng hợp lý.
    • Hạn chế đồ ăn khó tiêu, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo no.
    • Tăng cường rau xanh, hoa quả có hàm lượng đường thấp như cam, ... để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
    • Các thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ như sữa, sữa chua, ... nên chọn loại không đường để sử dụng.
  • Nên chuẩn bị sẵn những chiếc kẹo nhỏ trong túi, hoặc bánh mì, phòng trừ trường hợp tụt đường huyết để sử dụng. Nhưng đừng quá lạm dụng, vì lượng đường trong kẹo khá lớn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng, kiểm soát đường huyết chủ động. Tránh để chấn thương, cho dù là xây xát nhỏ trên cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể, quần áo sạch sẽ, nhất là vùng da nhiều nếp nhăn, kẽ như vùng kẽ ngón tay, ngón chân, ... luôn giữ vệ sinh tay chân, răng miêng sạch sẽ. Nên đánh răng nhẹ nhàng, tránh gây xây xát chảy máu, sẽ rất lâu lành.
  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol trong cơ thể, phòng tránh bệnh lý về đường tim mạch.
  • Bỏ thuốc lá, phòng tránh các bệnh lý về đường tim mạch, nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp 3 lần trên nền bệnh nhân tiểu đường.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, hoặc tốt nhất nên bỏ. Rượu bia làm thay đổi nồng độ đường trong máu, gây rối loạn đường huyết hơn.
  • Hạn chế tình trạng stress, bạn nên học cách thư giãn, học cách chấp nhận mọi thứ sẽ đến rồi nó sẽ đi. Học cách sống lạc quan trong mọi việc, tìm cách giải quyết thay vì tìm cách đổ lỗi, tức giận. Sẽ tốt hơn cho căn bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng trên tim mạch.

Xem thêm :

  • Phòng bệnh tiểu đường với 8 loại bánh mỳ có GI thấp
  • Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường
  • Có phải ăn cơm trắng gây ra bệnh tiểu đường