Bác sĩ Ngô Đức Hùng công tác tại bệnh viện nào?
Bác sĩ Ngô Đức Hùng là một trong những nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội với cái tên yêu mến là Hùng “ngoa”. Vậy bác sĩ Ngô Đức Hùng đang công tác tại bệnh viện nào?
Bác sĩ Ngô Đức Hùng công tác tại bệnh viện nào?
Bác sĩ Ngô Đức Hùng là một trong những nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội với cái tên yêu mến là Hùng “ngoa”. Vậy bác sĩ Ngô Đức Hùng đang công tác tại bệnh viện nào?
Bác sĩ Ngô Đức Hùng là ai? Công tác tại Bệnh viện nào?
Bác sĩ Ngô Đức Hùng sinh năm 1981, tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Y Hà Nội và là bác sĩ nội trú sau 11 năm học liên tục.
Là bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao, được tu nghiệp tại nhiều nước trên thế giới nhưng bác sĩ Hùng vẫn quyết định ở lại Việt Nam sinh sống, làm việc, chữa bệnh cứu người. Hiện anh đang là bác sĩ tại chuyên khoa Hồi sức cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội.
Bác sĩ Hùng có nick name Facebook là Hùng Ngô. Anh là tác giả cuốn sách “ Để yên cho bác sĩ “hiền” – được hàng triệu độc giả đón nhận. Sau đó anh dự định sẽ ra mắt một cuốn sách y học thường thức trong cộng đồng: “Chơi trên mạng xã hội mới thấy các trào lưu nguy hiểm quá, như trào lưu “đề tốc”, trào lưu thuận theo tự nhiên, trào lưu ăn chay... phi khoa học. Mình là bác sỹ cấp cứu luôn lãnh hậu quả của bệnh nhân đi theo trào lưu đó, rất khủng khiếp”. Với những chia sẻ của bản thân về công việc, các xu hướng điều trị bệnh bác sĩ Ngô Đức Hùng đã được fan hâm mộ gọi với cái tên yêu mến là Hùng “ngoa”.
Biệt danh Hùng “ngoa” và cuốn sách Để yên cho bác sĩ Hiền
Cuốn sách Để yên cho bác sĩ “hiền” hay các bài viết trên trang cá nhân của bác sĩ Ngô Đức Hùng đều rất thu hút độc giả.Bởi giọng văn “tưng tửng”, châm biến, sâu sắc nhưng rất hài hước, tư duy đa chiều về vấn đề liên quan đến y tế.
Được biết bác sĩ Hùng được mệnh danh là bác sĩ đanh đá, ngoa ngôn, nhất là trong việc “tuyên chiến” đến cùng với những trào lưu đang hot trên mạng xã hội vì thế có biệt danh “thím Hùng Ngô” hay Hùng “Ngoa”. Nhưng anh chấp nhận ném đá vì suy nghĩ đơn giản nếu anh không lên tiếng thì để cái xấu nên ngôi, nếu mình là người tử tế thì không nên im lặng.
Thông tin trên mạng xã hội có hai mặt, mặt tốt là lan tỏa thông tin nhanh, nhưng mặt trái có rất nhiều thông in cực đoan, chưa được kiểm chứng. Nếu mọi nguwoif tin theo thì những quan điểm đó sẽ gây hậu quả cực đoan của xã hội. Vì thế bác sĩ Hùng không ngại lên tiếng. Việc bác sĩ công khai danh tính trên mạng xã hội là để kiềm chế bản thân, học cách chịu trách nhiệm với quan điểm mình đưa ra.
“Tôi phản biện lại các trào lưu phản khoa học hiện nay như “bài trừ vaccine” hay “thần thánh hóa sữa mẹ”... là nói về quan điểm khoa học dựa trên những bằng chứng khoa học đã được chứng minh, công nhận để mọi người hiểu, tránh theo hướng sai lầm. Còn nếu quan điểm tốt, đúng đắn tôi sẽ tích cực ủng hộ. Không có ý định mạt sát ai cả.” Bác sĩ Hùng cho hay.
Một bác sĩ người Nhật đã viết một bức thư, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hôi là “Nếu có ung thư đừng chữa”. Bác sĩ Hùng đã bày tỏ quan điểm, định hướng dư luận và lưu ý người đọc phải đặt bức thư trong bối cảnh xã hội Nhật Bản khi bác sĩ viết thư. “ Đó là đầu những năm 90, khi Nhật Bản đã phát triển nhưng xu hướng về điều trị bệnh lí ung thư còn lạc hậu. Xã hội Nhật Bản giống xã hội Việt Nam bây giờ, giấu người bệnh không thông tin cho người bệnh biết.Tác giả bức thư học ở Mỹ, ở đó ông thấy tất cả các bệnh nhân ung thư chấp nhận bệnh của mình và họ sống thoải mái. Khi về Nhật, thấy tình trạng như vậy, ông thất vọng tràn trề, nên đã viết một bức thư, khuyên bị ung thư đừng chữa. Nhiều năm sau ông nhận ra sai lầm nên không hoạt động tuyên truyền nữa, rút về im lặng”.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng cũng nhắn nhủ thêm: Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay đã phát triển vượt bậc, Việt Nam đi gần với thế giới ở lĩnh vực này. Vì thế hãy tin vào y học hiện đại và đừng làm theo thông điệp từ bức thư lan truyền rộng rãi kia.
Cuốn Để yên cho bác sĩ hiền và phản ứng của công chúng
Khi bác sĩ Ngô Đức Hùng nhận lời làm cuốn sách Để yên cho bác sĩ Hiền là khoảng thời gian học tại Thành phố Hồ Chí Minh 3 tháng, không phải đi trực, đi làm.
Nói về quãng thời gian đó, bác sĩ Hùng cho hay: “ Đó là thời gian cực kỳ sung sướng, được xả stress. Tôi có thói quen dậy sớm ra công việc Lê Thị Riêng, ngồi bờ hồ đọc sách, mỗi lần đọc xong tôi để lại quyển sách trên ghế và đi về. Trong cuốn sách đó có một vài dòng nhắn nhủ “nếu ai tình cờ đọc được quyển sách này hãy trân trọng nó và sau khi đọc xong sẽ tặng lại cho người khác”.
Đọc sách khiến tâm hồn thư thái, không căng thẳng, không áp lực. Và bác sĩ Hùng nhận ra rằng khi bác sĩ được nghỉ ngơi thì họ sẽ “hiền” và hãy để yên cho bác sĩ họ “hiền”. Vì cuộc sống đã đầy áp lực, bác sĩ cũng là người phải lo toan bao điều trong cuộc sống thường nhật.
Ý tưởng độc đáo của cuốn sách Để yên cho bác sĩ hiền là đôi chân vắt vẻo cộng với đôi giày đi bộ, để não qua một bên. Nhưng sau khi xin ý kiến “dân y” thì đa phần có ý kiến đi dép tổ ong cắt mõm sẽ phù hợp nhất với bác sĩ. Vì ở viện từ xưa đến nay bác sĩ đều đi tổ ong cắt mõm. Tên sách và bìa sách “ Để yên cho bác sĩ hiền” ra đời từ đó.
Bác sĩ Hùng thực sự bất ngờ, vì ông không nghĩ rằng những câu chuyện rất đời thường về bản thân ông về cuộc sống, công việc từ khi là bác sĩ nội trú chia sẻ cho vui, để bớt căng thẳng lại được mọi người đón nhận nồng nhiệt, không chỉ là đồng nghiệp mà còn nhiều người ngoài ngành y chia sẻ. Để làm ra quyển sách cần rất nhiều công sức, rất mệt nhưng vui
Sau 1 tháng ra sách để in nối đến 2 vạn bản. Và chưa có một phản hồi trái chiều nào. Độc giải ngoài ngành y không thể tượng tượng được học để làm một bác sĩ vất vả như vậy.
Cũng có một số người tò mò vì tên sách, không biết cuốn sách có gì đao to búa lớn không. Vì thế tất cả các review về cuốn sách là cách để mọi người đón nhận nó như thế nào, thật lòng hay chỉ là những lời động viên xã giao.
Bác sĩ Hùng cho biết Review khiến anh tâm đắc nhất đó là: “Trong những ngày chăm mẹ ở viện, tôi ngẫu nhiên đọc được những câu chuyện trên fb của một bác sĩ trẻ. Đó là những tháng ngày dài, những tháng ngày khó khăn của chúng tôi. Thi thoảng tôi đọc cho mẹ nghe chuyện anh kể về những năm tháng sinh viên vất vả học hành, những tháng ngày lăn lộn ở bệnh viện khi làm bs nội trú, những nỗi buồn, niềm vui của người bác sĩ với các ca bệnh và cả những mối quan hệ bs, bệnh nhân....Mẹ lắng nghe, có lúc hai mẹ con phá lên cười lại có lúc mẹ trầm buồn, có lúc mẹ nhớ về những tháng ngày mẹ cũng giống như anh rồi bảo: mẹ nhìn các bác sĩ mặc áo blouse trắng mà thèm quá. Có lần tôi khoe với mẹ là anh sẽ ra một cuốn sách, khi đó sẽ tặng mẹ để mẹ tự đọc. Mẹ rất vui, có lẽ cuốn sách sẽ giúp mẹ hồi tưởng lại những năm tháng làm nghề và cả những thấu cảm tâm tư trong đó....Còn tôi chờ đợi cuốn sách như muốn đào sâu nỗi đau trong tim mình bởi những câu chuyện anh kể tôi mới biết hoá ra mẹ đã vất vả thế, áp lực thế, tâm tư thế mà tôi chỉ cảm thấy hạnh phúc và tự hào,... Ngày hôm qua, cuốn sách của anh đã được ra mắt. Tuy mẹ không chờ được để đọc, nhưng tôi biết mẹ cũng sẽ thích”.
Sau cuốn sách Để yên cho bác sĩ hiền bác sĩ Hùng ấp ủ dự định làm một cuốn sách về sức khỏe, có ích cho cộng đồng.
Xem thêm:
- 5 bác sĩ nam "mát tay" chuyên khoa sản tại Hà Nội
- 5 bác sĩ có học hàm Phó giáo sư tại Hà Nội
- 3 bệnh viện mắt có bác sĩ là người nước ngoài tại Hà Nội