Bác sĩ khoa Nhi chỉ ra 3 dấu hiệu sớm của tay chân miệng ở trẻ cảnh báo bệnh chuyển nặng
Con của bạn mỗi ngày đều phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng từ trường học, khu vui chơi, công viên hay bất kỳ nơi công cộng nào. Hãy xem ngay các dấu hiệu tay chân miệng từ sớm trong bài viết sau đây để can thiệp và điều trị kịp thời
Bác sĩ khoa Nhi chỉ ra 3 dấu hiệu sớm của tay chân miệng ở trẻ cảnh báo bệnh chuyển nặng
HoiBenh có cảnh báo nóng dành cho các bậc phụ huynh: Dịch tay chân miệng hiện nay đang trở lại bởi sự nắng nóng của thời tiết và môi trường thiếu vệ sinh. Dịch đang bùng phát ở nhiều địa phương. Con của bạn mỗi ngày đều phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng từ trường học, khu vui chơi, công viên hay bất kỳ nơi công cộng nào. Hãy xem ngay các dấu hiệu tay chân miệng từ sớm trong bài viết sau đây để can thiệp và điều trị kịp thời.
1. Dịch tay chân miệng đang lây lan như thế nào?
Trong thời tiết ngày càng khô khan và nắng nóng kéo dài như hiện nay là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch bệnh bùng phát, trong đó có dịch tay chân miệng.
Theo thông tin từ bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng (hiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Y Tế), số lượng bệnh nhân bị tay chân miệng tính từ đầu năm 2019 đến nay đã tích lũy đến hơn 1.700 ca. Con số này so với năm trước (năm 2018 với 1070 ca) tăng đột biến đến 65%.
Từ nhiều thống kê, bệnh tay chân miệng hoạt động theo chu kỳ và sẽ phát triển mạnh mẽ lần thứ nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Đợt dịch tay chân miệng thứ hai sẽ đến vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.
Tuy rằng đã xuất hiện nhiều năm nay, nhưng bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như không có thuốc đặc trị. Bên cạnh đó, tay chân miệng có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh qua đường tiêu hóa. Nếu không phát hiện và điều trị, bệnh sẽ có khả năng diễn tiến đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi... gây tử vong.
Điều đáng mừng là trong năm nay, hầu hết bệnh nhi đều được đưa đến bệnh viện kịp thời và nhận điều trị phù hợp, nên đến thời điểm này vẫn chưa có trường hợp trường hợp đáng tiếc trên. Và đây cũng chính là lý do các bậc phụ huynh cần phải biết về các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ để xử lý.
2. Các dấu hiệu tay chân miệng sớm báo hiệu bệnh nặng ở trẻ con
Bệnh tay chân miệng có một số dấu hiệu tương đối rõ ràng như nóng sốt, tổn thương ở da, buồn nôn, chán ăn, đau miệng, thường xuyên mệt mỏi và quấy khóc...
Tuy nhiên, nếu như xuất hiện 3 dấu hiệu tay chân miệng sau đây, bệnh của bé nhà bạn có nguy cơ rất cao diễn biến nặng và cần phải gặp bác sĩ ngay:
- Sốt nhiều giờ liền và không thể hạ sốt: nhiệt độ của bé nếu cao hơn 38.5 độ C và hiện tượng này kéo dài đến hơn 2 ngày không giảm (ngay cả khi bạn đã sử dụng Paracetamol) rất có thể cơ thể bé đang phải đáp ứng viêm ở cường độ cao, gây ra nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần hạ sốt tức thời bằng chế phẩm đặc biệt hơn là Ibuprofen và tìm bác sĩ ngay.
- Quấy khóc liên tục, dai dẳng: Bé không ngủ được và cứ khoảng 15 phút ngủ, bé lại trở mình dậy, quấy khóc. Tình trạng này thậm chí kéo dài cả đêm khiến cha mẹ lo lắng. Điều này đang báo hiệu tình trạng nhiễm độc thần kinh của bé.
- Dễ giật mình: Đây cũng là một dấu hiệu nguy hiểm báo hiệu bệnh sẽ chuyển biến nặng bởi sự tổn thương ở thần kinh. Tần suất giật mình càng tăng, bé càng có nhiều nguy cơ gặp biến chứng bởi tay chân miệng.
3 triệu chứng trên là những dấu hiệu rất sớm của tay chân miệng báo hiệu sức khỏe của bé có khả năng không đủ để chống lại, dễ dàng bị nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ thần kinh và ở tim. Đưa bé đi gặp bác sĩ ngay là nhiệm vụ hàng đầu của ba mẹ trong trường hợp này.
3. Hướng dẫn chăm sóc – điều trị bé bị tay chân miệng
Tay chân miệng không có một loại virus đặc trưng nào gây ra mà đến từ rất nhiều loại virus khác nhau, vì thế mà không có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh này. Cũng chính vì lý do này mà việc tìm gặp bác sĩ là vô cùng quan trọng. Dựa trên tình trạng bệnh của bé, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất, có thể chăm sóc tại nhà hoặc nếu cần thiết, bé phải nhập viện để theo dõi.
Ngoài ra, khi ở nhà, cha mẹ có thể thực hiện một số điều sau để xoa dịu cảm giác khó chịu, đau nhức của bé:
- Dùng các loại thuốc giảm đau hay thuốc sát trùng miệng thông thường như Kamistad, nước muối 0.9% để cải thiện tình trạng tổn thương ở niêm mạc miệng.
- Cần phải nấu thức ăn ở dạng lỏng và dễ tiêu như sữa, cháo loãng... Chú ý chia bữa ăn thành nhiều lần để bé hấp thụ tốt hơn.
- Cẩn thận trong việc vệ sinh da cho trẻ: cần cho bé tắm bằng nước có khả năng sát khuẩn ở mức độ nhẹ, tốt nhất là dùng phương pháp thiên nhiên, không có chất hóa học. Sau khi tắm, nên bôi thêm dung dịch Betadine lên da tổn thương của bé.
- Mọi vật dụng của bé từ bàn chải đánh răng, khăn tay, đồ chơi, vật dụng ăn uống như đĩa, bát, muỗng, ly nước... sau khi dùng đều phải được rửa và đun trong nước sôi để sát khuẩn tuyệt đối.
- Bé bị bệnh nên được cách ly tuyệt đối ở nhà trong vòng 10 – 14 ngày đầu của bệnh để tránh lây lan cho các bé khác.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc của HoiBenh đã nhớ rõ 3 dấu hiệu tay chân miệng phổ biến ở trẻ con. Từ bây giờ, hãy chú ý quan sát, chăm sóc bé và ngay khi bé có bất thường, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Chăm sóc trẻ nhiễm tay chân miệng tại nhà
- Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng
- Bà bầu có nguy cơ bị lây bệnh tay chân miệng hay không?