Bác sĩ cảnh báo việc bù nước điện giải không đúng cách gây nguy hiểm đến con trẻ

Trẻ em rất dễ bị mất nước trong các bệnh lý như tiêu chảy, sốt xuất huyết hoặc ngay cả viêm họng sốt cao. Đặc biệt, trẻ em mất nước rất nguy hiểm nên việc sử dụng dung dịch bù nước điện giải rất cần thiết, sản phẩm phổ biến nhất đó là Oresol.

Bác sĩ cảnh báo việc bù nước điện giải không đúng cách gây nguy hiểm đến con trẻ Bác sĩ cảnh báo việc bù nước điện giải không đúng cách gây nguy hiểm đến con trẻ

Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, Oresol lại có thể mang lại những hiểm họa cho trẻ. Cùng tìm hiểu những cảnh báo từ bác sĩ về việc bù nước điện giải không đúng cách gây nguy hiểm gì cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Dung dịch bù nước điện giải là gì?

Dung dịch bù nước điện giải Oresol là loại thuốc giúp duy trì hệ thống đồng vận chuyển glucose - natri tại niêm mạc ruột non. Đây là cơ sở chính để bù nước điện giải bằng đường uống. Ngoài glucose và natri, thành phần của dung dịch bù nước điện giải còn có Kali, giúp bù lại lượng kali mất do tiêu chảy, đặc biệt rất quan trọng với trẻ em vì trẻ rất dễ mất kali.

Bên cạnh đó, Citrat cũng được thêm vào dung dịch với tác dụng khắc phục nhiễm toan chuyển hóa (axit hóa máu) do mất nước. Việc bù kali và citrat sớm sẽ giúp thận không bị tổn hại do toan chuyển hóa và mất kali. Bù nước điện giải bằng đường uống từ sớm sẽ giúp lấy lại cân bằng cho cơ thể và không cần phải sử dụng các biện pháp truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

vicare.vn-bac-si-canh-bao-viec-bu-nuoc-dien-giai-khong-dung-cach-gay-nguy-hiem-den-con-tre-body-1

Bác sĩ cảnh báo việc bù nước điện giải không đúng cách rất nguy hiểm cho trẻ em

Một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ tình huống của một bệnh nhi bị sốt, tiêu chảy mất nước. Sau khi khám, bác sĩ kê dung dịch bù nước điện giải Oresol và căn dặn mẹ về nhà cho bé uống kết hợp với việc theo dõi triệu chứng. Kết quả thật xót xa, khi bà mẹ mang cháu đến lần tiếp theo thì em bé đã trong tình trạng trụy tim mạch, không thể cứu chữa.

Tất cả mọi người đều sốc vì biết lý do, mẹ của bé khi ra hiệu thuốc mua thuốc theo đơn nhưng lại được chủ hiệu thuốc tư vấn và giới thiệu "thực phẩm chức năng" dạng dung dịch để bù nước điện giải, không rõ là loại hay nhãn hiệu nào. Sau đó, bà mẹ mang về nhà cho bé uống, tuy nhiên triệu chứng của bé cứ xấu dần đi cho đến khi phát hiện cháu lờ đờ không phản ứng mới hoảng hốt đưa vào viện. Thực trạng về các loại thực phẩm chức năng bù nước điện giải có thực sự đáp ứng cho bệnh nhân đang mất nước nặng như trên nhãn quảng cáo hay không, đây chính là một vấn đề lớn mà ngành y tế nên khẩn trương rà soát.

vicare.vn-bac-si-canh-bao-viec-bu-nuoc-dien-giai-khong-dung-cach-gay-nguy-hiem-den-con-tre-body-2

Một trường hợp khác xảy ra cách đây vài năm, tại khoa Nhi - Bệnh viện Xanh Pôn đã tiếp nhận trường hợp bé trai 20 tháng tuổi, vào viện trong tình trạng sốt cao, xuất hiện co giật, vật vã, kích thích. Sau quá trình khai thác bệnh sử và khám, bác sĩ đã phát hiện cháu bé bị tiêu chảy nặng, được mẹ bù nước bằng dung dịch Oresol nhưng lại pha sai nồng độ.

Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết: khi trẻ bị tiêu chảy và có dấu hiệu mất nước xảy ra (mắt trũng, môi khô, nếp véo da không tự biến mất, lờ đờ...), nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của toàn bộ các cơ quan, đe dọa tính mạng của trẻ. Cách bù nước đơn giản và hiệu quả nhất tại nhà mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng thực hiện được đó là cho bé uống Oresol. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc pha đúng liều lượng như trên hướng dẫn sử dụng.

Oresol rất tốt trong việc bù nước tức thời và giúp trẻ hồi phục thể trạng nhanh, song nó chỉ hiệu quả khi pha đúng. Nếu Oresol được pha đậm đặc hơn so với hướng dẫn thì trẻ uống Oresol không khác gì đang uống một cốc nước muối. Oresol với nồng độ quá đậm đặc sẽ khiến hàm lượng muối (natri) trong máu tăng lên gây ra tình trạng ưu trương, áp lực thẩm thấu trong máu tăng cao sẽ hút nước từ tế bào, khiến tế bào đang bị mất nước (do tiêu chảy) lại càng bị “teo” nhỏ lại. Như vậy, Oresol đậm đặc đã phản tác dụng bù nước của chính nó. Nguy hiểm nhất chính là giai đoạn tế bào não cũng bị mất nước và teo lại, gây tổn thương não nghiêm trọng và bắt đầu các cơn co giật, vật vã, sốt cao rồi rơi vào hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất dễ tử vong. Ngược lại, nếu pha với nồng độ quá loãng, Oresol sẽ không phát huy được tác dụng bù nước điện giải nhanh, dung dịch gần như vô hiệu.

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi bù nước điện giải cho trẻ em

Cha mẹ phải hiểu rằng: thuốc và thực phẩm chức năng là hoàn toàn khác nhau, thuốc là do Cục Quản Lý Dược quản lý và cấp phép, còn thực phẩm chức năng là do Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cấp phép, vậy hiển nhiên thuốc sẽ chịu kiểm duyệt chặt chẽ hơn rất nhiều.

vicare.vn-bac-si-canh-bao-viec-bu-nuoc-dien-giai-khong-dung-cach-gay-nguy-hiem-den-con-tre-body-3
  • Khi bác sĩ kê đơn thuốc, cha mẹ hãy đảm bảo mua đúng, mua đủ như chỉ định. Đừng vì lời tư vấn nào đó mà thay đổi từ thuốc thành một dạng thực phẩm hỗ trợ, điều này thực sự rất nguy hiểm. Nếu trường hợp bắt buộc phải thay thế thì nên lựa chọn các sản phẩm từ những thương hiệu quen thuộc. Tuy nhiên, trong dòng sản phẩm bù nước điện giải sử dụng trong y khoa, Oresol là sản phẩm đi đầu và nổi tiếng nhất, gần như toàn bộ các nhà thuốc lớn nhỏ đều có thể mua được Oresol.
  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, liều lượng in trên bao bì để pha cho đúng. Oresol hiện nay có 2 loại thông dụng là 1 lít và 200 ml, nếu hướng dẫn pha 200 ml thì bắt buộc phải pha chính xác 200ml để dung dịch có nồng độ thẩm thấu chuẩn xác và phát huy hiệu quả bù nước điện giải.
  • Dung dịch đã pha chỉ sử dụng trong vòng trong 24 giờ, bảo quản kĩ để tránh nhiễm bẩn. Giá cả của Oresol rất phải chăng, cha mẹ đừng nên quá tiết kiệm mà bắt trẻ uống dung dịch đã để quá lâu ngoài môi trường. Vì bản chất các thành phần của Oresol không nên để quá 24 giờ, do đó việc sử dụng các dung dịch mang nhãn mác Oresol nhưng lại là thực phẩm chức năng ở dạng pha sẵn là rất phản y học, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý.
  • Không chia nhỏ gói thuốc rồi ước lượng lượng nước theo tỉ lệ bột đã chia, điều này khó đảm bảo nồng độ dung dịch pha được là chính xác, bên cạnh đó khi chia cũng có thể gặp tình trạng thành phần bột thuốc bên trong không đồng nhất và dễ nhầm lẫn về thể tích.
  • Không đun sôi dung dịch đã pha.
  • Không nên pha bằng nước khoáng, vì bản thân nước khoáng đã có sẵn các thành phần khoáng chất làm sai lệch nồng độ, chỉ nên pha bằng nước lọc đun sôi để nguội.

Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu để theo dõi và phát hiện các triệu chứng mất nước, các dấu hiệu nguy hiểm... để có biện pháp xử trí kịp thời nhất.

Xem thêm:

  • Bác sĩ cảnh báo: Oresol - uống sai bệnh thêm nặng
  • Loạn bù nước, bù điện giải, nguy hại cho người bệnh