Bà bầu uống sữa fami có tốt không?
Hạt đậu nành chứa dồi dào chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và được nhiều gia đình sử dụng thay thế cho các loại sữa động vật khác. Tuy nhiên, có nhiều người quan niệm phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu uống sữa đậu nành fami sẽ không tốt. Vậy bà bầu uống sữa fami có tốt không? Muốn có câu trả lời chính xác nhất, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể bên dưới đây.
Bà bầu uống sữa fami có tốt không?
Hạt đậu nành chứa dồi dào chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe và được nhiều gia đình sử dụng thay thế cho các loại sữa động vật khác. Tuy nhiên, có nhiều người quan niệm phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu uống sữa đậu nành fami sẽ không tốt. Vậy bà bầu uống sữa fami có tốt không? Muốn có câu trả lời chính xác nhất, các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể bên dưới đây.
1. Lợi ích của sữa đậu nành
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những sản phẩm được chiết xuất từ đậu nành cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người đặc biệt là với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
Những lợi ích của sữa đậu nành như:
- Cung cấp cho bà bầu một lượng protein dồi dào. Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong sữa đậu nành tốt hơn, do không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật.
- Dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành như hàm lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin và B12 tương đương với sữa bò. Đối với những mẹ bầu bị dị ứng lactose trong sữa bò, thì uống sữa đậu nành là một giải pháp thay thế tuyệt vời.
- Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành cũng giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
- Bên cạnh đó, chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bớt nguy cơ bà bầu bị táo bón.
- Giảm nguy cơ ung thư vú, phụ nữ uống sữa đậu nành thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư vú hơn so với phụ nữ bình thường.
Như vậy, khi bà bầu uống sữa đậu nành đúng cách không những không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé.
2. Bà bầu uống sữa đậu nành Fami có tốt không?
Hiện có nhiều loại sữa đậu nành trên thị trường, thông dụng nhất là sữa đậu nành Fami. Nhiều người luôn thắc mắc không biết bà bầu uống sữa fami có tốt không? Nguyên nhân của những nghi ngờ trên hầu như đều xuất phát từ từ việc nhiều người đồn thổn rằng thai phụ uống sữa đậu nành trong giai đoạn thai kỳ, sẽ làm ảnh hưởng đến giới tính thai nhi. Lý do của thông tin này bắt nguồn từ chính thành phần isoflavone có trong hạt đậu nành sẽ làm giảm chức năng sinh sản của bé trai, làm teo tinh hoàn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh tính đúng đắn của thông tin này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Doerge cùng với đồng nghiệp của mình, vào năm 2001 đã chứng minh không có dấu hiệu cho thấy chất isoflavone trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đây thực chất chỉ là sự phỏng đoán, đồn thổn thiếu căn cứ của nhiều người.
Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe bà bầu đều cho rằng, bà bầu uống sữa đậu nành nói chung, hoặc sản phẩm có chứa đậu nành như sữa đậu nành fami nói riêng cũng sẽ có rất nhiều lợi ích. Đây cũng là thức uống cần thiết dành cho thai phụ trong suốt thai kỳ ngoài những loại sữa có nguồn gốc từ động vật. Nếu bà bầu uống sữa fami với liều lượng hợp lý không những giúp các chị em làm đẹp da, giữ dáng, tiêu hao lượng mỡ thừa mà còn phòng tránh được bệnh tim mạch. Vì vậy, có thể khẳng định bà bầu uống sữa fami với mức độ vừa phải không những tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo phát triển tốt cho thai nhi.
3. Những lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành fami
Như vậy, thắc mắc Bà bầu uống sữa Fami có tốt không đã được trả lời. Nếu bạn không lạm dụng và uống quá nhiều, thì sữa đậu nành Fami hoàn toàn tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu uống sữa Fami cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Không nên dự trữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu để uống dần vì nó sẽ bị biến chất, hư hỏng, thậm chí nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
- Không được pha sữa đậu nành với đường đỏ vì một số axit hữu cơ có trong đường đỏ khi kết hợp với protein trong sữa sẽ gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Nên uống lượng sữa vừa đủ, mỗi lần uống không được quá 500ml sữa đậu nành cùng lúc.
Không nên uống sữa Fami khi bụng đói, vì nếu uống sữa đậu nành khi đói thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tuyệt đối không ăn cam, quýt trước hoặc trái cây có nhiều vitamin C trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành, vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây kết tủa ở ruột, gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.
- Nếu bạn uống sữa đậu nành không từ đóng gói, thì trước khi uống cần được đun sôi kỹ, đảm bảo vệ sinh.
- Không uống sữa đậu nành Fami cùng với trứng gà vào uống chung, vì albumin của trứng gà kết hợp với trypsine có trong đậu nành sẽ tạo ra những chất khiến cơ thể khó hấp thu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm này.
4. Những trường hợp bà bầu không nên uống sữa đậu nành
Mặc dù sữa đậu nành, trong đó có sữa Fami rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu mẹ bầu đang gặp các vấn đề sau đây thì không nên uống sữa Fami:
- Mẹ bầu bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng: Hàm lượng protein trong sữa đậu nành khiến tình trạng hen suyễn, viêm mũi của mẹ thêm nặng hơn.
- Mẹ bầu có các bệnh về đường tiêu hóa: Nếu mẹ thường bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu không nên uống sữa đậu nành Fami
- Mẹ bầu mắc các bệnh về thận: Thành phần Oxalat có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi gây ra các tình trạng sỏi thận. Vì thế nếu mẹ có các bệnh về thận thì tốt nhất nên kiêng uống sữa đậu nành.
Tóm lại, Trong các loại sữa tốt cho bà bầu không thể không nhắc đến sữa đậu nành. Đây là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa chuộng. Hy vọng với các thông tin trên, những hoài nghi về việc bà bầu uống sữa fami có tốt không, của bạn cũng đã được giải đáp, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để chọn lựa loại sữa tự nhiên này trong giai đoạn mang thai, và uống với lượng vừa phải, không quá 500ml mỗi lần
Xem thêm:
- Mẹ bầu ăn cháo lòng được không?
- Mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu không ảnh hưởng đến thai nhi?
- Bà bầu không nên ăn rau gì trong thời kỳ mang thai?