Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không?

Nhiều ý kiến cho rằng Berberin là một loại thuốc thảo dược từ thiên nhiên nên không độc, không có tác dụng phụ gì và dùng được cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đối với những người quá mẫn cảm với thuốc và phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng, vì Berberin có khả năng gây kích thích co bóp tử cung. Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không? .

Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không? Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không?

Nhiều ý kiến cho rằng Berberin là một loại thuốc thảo dược từ thiên nhiên nên không độc, không có tác dụng phụ gì và dùng được cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đối với những người quá mẫn cảm với thuốc và phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng, vì Berberin có khả năng gây kích thích co bóp tử cung. Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi này cho các chị em.

Thành phần và tác dụng của thuốc Berberin

Thuốc chữa đau bụng Berberin còn có tên khác berberine sulfate là hoạt chất được chiết từ cây vàng đắng (còn gọi là hoàng đằng, hoàng liên). Tác dụng chính của thuốc Berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.

Berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc (hay còn goi là đau mắt đỏ) do kích thích bên ngoài như (gió, nắng, lạnh, bụi, khói...) và điều trị bệnh mắt hột. Bên cạnh đó, berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, bội nhiễm nấm và có tác dụng chống lại tác hại của vi khuẩn tả và E.coli – loại vi khuẩn sinh ngoại độc tố bền với nhiệt.

Berberin là một loại kháng sinh thực vật nên rất lành tính, hiếm khi gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Khi dùng Berberin để điều trị các nhiễm khuẩn đường ruột sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn có ích ở ruột.

Vì vậy, trường hợp đang uống kháng sinh nếu dùng phối hợp với Berberin sẽ hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây ra cho hệ vi sinh đường ruột. Cụ thể là hạn chế tình trạng tiêu chảy do kháng sinh. Tuy nhiên, khi dùng Berberin quá liều trong nhiều ngày sẽ làm cho tiêu hóa kém đi.

HoiBenh.vn-ba-bau-uong-berberin-co-gay-say-thai-khong-body-2
Thành phần và tác dụng của thuốc Berberin

Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không?

Berberin rất lành tính, rất hiếm gặp trường hợp dùng mà bị dị ứng. Tuy nhiên, đối với những ai quá mẫn cảm với thành phần của thuốc và bà bầu thì không nên dùng vì Berberin có khả năng gây kích thích co bóp tử cung.

Về thông tin Berberin ảnh hưởng xấu tới thai nhi là có thật. Điều này được lý giải là do trên thị trường có 2 loại Berberin. Một loại là Berberin không có thêm kháng sinh clorocid thì dùng được cả cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Còn dạng Berberin có thêm clocid thì không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Nguyên do vì clorocid lắng đọng ở hệ thống xương, mầm răng và ảnh hưởng đến xương và mầm răng của thai nhi và trẻ nhỏ. Với phụ nữ mang thai, nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ thì cần lưu ý, theo khuyến cáo chung, bà bầu không nên dùng cả hai loại Berberin vì có khả năng gây kích thích co bóp tử cung làm ảnh hưởng tới thai nhi và có nguy cơ gây sảy thai.

HoiBenh.vn-ba-bau-uong-berberin-co-gay-say-thai-khong-body-3
Bà bầu uống Berberin có gây sảy thai không?

5 mẹo dân gian chữa đau bụng tiêu chảy cho mẹ bầu an toàn bằng nguyên liệu thiên nhiên

Tiêu chảy là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, vì nó gây mất nước cơ thể và để kéo dài sẽ dẫn tới tử vong, vì vậy các mẹ bầu đừng chủ quan nhé. Việc ăn uống hàng của mẹ bầu ngày thật khó để tránh đau bụng tiêu chảy, thay vì dùng thuốc Berberin, các mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp dân gian an toàn hơn.

1. Sử dụng búp ổi

Búp ổi tàu có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy rất tốt, các bà bầu có thể hái búp cây ổi tươi và nhai với 1 chút muối tinh, hoặc búp ổi đã phơi khô nhai và nuốt lấy nước.

2. Trà gừng

Có 2 cách bạn nên thử:

  • Đun 5g lá chè khô (chè mạn) với 100g gừng tươi + 800g nước, Đun tới khi còn 2/3 số nước thì gạn lấy uống thành 3 lần sẽ đỡ ngay tiêu chảy.
  • Nhai 1 chút lá chè khô (chè mạn) với 1 lát gừng thái mỏng và nuốt lấy nước, cách làm này cũng sẽ làm bạn giảm bớt cơn đau bụng và đi ngoài đó.
HoiBenh.vn-ba-bau-uong-berberin-co-gay-say-thai-khong-body-4
Trà gừng chữa đau bụng tiêu chảy cho mẹ bầu an toàn

3. Nước gạo rang chữa tiêu chảy

Bạn lấy 10g gạo đã rang vàng + 15g lá ngải cứu khô + 10g đường đỏ cho tất cả vào ấm ngập nước đun sôi rồi bắc ra để nguội và uống hết 1 lần. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần, sau 2 ngày sẽ thấy đỡ hơn.

4. Nước mật ong

Lấy 3 thìa cafe mật ong nguyên chất hòa với 1 chén nước ấm, sau đó uống hết 1 lần. Cách này sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng đau bụng và đi ngoài.

Sau khi uống bạn đi ngoài 1 lần nữa và giảm cảm giác đau bụng là được, chỉ cần uống thêm 1 lần nữa là bệnh sẽ đỡ.

5. Uống men tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Trong men tiêu hóa có rất nhiều chất có lợi cho ruột, hơn nữa lại là men tiêu hóa của trẻ sơ sinh nên bạn không phải lo ngại vấn đề này.

6. Lá mơ với trứng gà

  • Lá mơ lông được coi là vị thuốc chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ có vị đắng nhẹ, chát, tính mát, tiêu thực và sát khuẩn rất tốt. Mẹ bầu hái một nắm lá mơ tía (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.
  • Sau đó, giã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều.
  • Sau đó, lấy 2 miếng lá chuối tươi bắc chảo lên bếp. Lót một miếng xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp trứng lá mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Sau đó, trở 2 mặt trứng lá mơ cho chín đều.

Ngoài những cách trên bạn cũng nên bổ sung thật nhiều nước hoặc Oresol để tránh tình trạng mất nước cho cơ thể nhé. Hãy uống Oresol thường xuyên 2-3 lần/1 ngày để bù lại lượng nước đã mất.

Lưu ý: Những biện pháp dân gian trên khá hữu hiệu cho mẹ bầu bị tiêu chảy giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Nhưng khi như có biểu hiện của tiêu chảy cấp mẹ bầu không nên áp dụng những biện pháp trên mà đến ngay cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, bảo vệ bản thân và em bé trong bụng.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị nghén con có thông minh không?
  • 5 thực phẩm bà bầu nên ăn trong suốt thai kỳ
  • Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì