Bà bầu tuần 22 đừng quên 4 việc sau
Thai kỳ là hành trình thú vị của cả mẹ và bé. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ cơ thể mẹ thay đổi và bé cũng không ngừng thay đổi, đặc biệt là trong tuần 22. Tuần này được xem là một dấu mốc quan trọng. Bà bầu tuần 22 cần hết sức chú ý đến việc tiêm phòng, bổ sung dinh dưỡng... để “bé khỏe, mẹ vui”.
Bà bầu tuần 22 đừng quên 4 việc sau
Thai kỳ là hành trình thú vị của cả mẹ và bé. Trong suốt 40 tuần của thai kỳ cơ thể mẹ thay đổi và bé cũng không ngừng thay đổi, đặc biệt là trong tuần 22. Tuần này được xem là một dấu mốc quan trọng. Bà bầu tuần 22 cần hết sức chú ý đến việc tiêm phòng, bổ sung dinh dưỡng... để “bé khỏe, mẹ vui”.
Ở tuần thai 22, em bé thế nào?
Ở tuần 22 bé đang lớn nhanh và chiếm dụng lượng lớn không gian trong bụng mẹ. Thai nhi 22 tuổi đạp nhiều nên mẹ có thể cảm nhận rõ ràng, sâu sắc về sự xuất hiện của bé. Tuy nhiên, cơ thể bé không đồ sộ như những gì chúng ta nhìn thấy từ bên ngoài. Thực tế, ở tuần 22 em bé có kích thước tương đương với một quả dừa, dài khoảng 28cm và nặng tầm 425g với đầy đủ mặt, mũi, tay, chân, miệng. Khi kết thúc 22 tuần là bé chính thức được 5 tháng tuổi. Lúc này:
- Lông tơ mọc và bao phủ khắp cơ thể bé
- Những nếp da nhăn nheo của bé đang chờ có thêm da thịt để trở nên mịn màng
- Môi, mí mắt, lông mày và nhiều bộ phận trong cơ thể bé đã trở nên rõ ràng hơn
- Những chiếc răng nhỏ xíu bắt đầu phát triển bên dưới lợi
- Mắt bé đã hình thành nhưng mống mắt (trong đen bên trong mắt) vẫn thiếu sắc tố
- Bên trong bụng của bé, tuyến tụy đang hoạt động rất ổn định để sinh ra một số hormone quan trọng.
4 việc bà bầu tuần 22 cần đặc biệt chú ý
Siêu âm thai để tầm soát dị tật thai nhi
Trong thai kỳ có 4 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai là tuần 6 - 10, tuần 11 - 13, tuần 22 - 24 và tuần 30 - 32. Do đó, bà bầu tuần 22 có thể tiến hành lần siêu âm thứ 3. Lần siêu âm này rất quan trọng vì chủ yếu để tầm soát các dị tật ở thai nhi, xem thai nhi có phát triển bình thường hay không.
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ xem xét các cơ quan quan trọng như cột sống hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi. Qua quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng....
Tiêm phòng uốn ván để phòng thai chết lưu
Trong quá trình mang bầu thai phụ cần tiêm phòng khá nhiều mũi để đảm bảo bé an toàn và phát triển bình thường. Riêng trong tuần 22, thai phụ nên tiêm phòng uốn ván mũi 1. Vì chứng bệnh này có thể gây ra tình trạng thai chết lưu, sinh non nên mẹ nhất định phải tiêm mũi 1 từ tuần 22 và muộn nhất là vào tuần 26. Mũi 2 tiêm nhắc lại cách mũi đầu 1 tháng.
Ngoài ra, với những bà bầu tuần 22 chưa từng tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong những tháng mang bầu trước đó thì cần tiêm ngay. Bởi mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con và bệnh này dễ chuyển thành ung thư gan.
Chế độ dinh dưỡng
Bà bầu tuần 22 cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Thời điểm này, bác sĩ thường khuyến cáo bà bầu nên ăn nhiều hơn 200 - 300 calo mỗi ngày so với bình thường. Lượng calo này tương đương với 2 lát bánh mì phết bơ, 1 lát phô mai nướng, 1 dĩa khoai tây nhỏ hay một ly sữa.
Tuy nhiên “chú ý” không có nghĩa là quá ám ảnh, đong đếm số calo đó hay đặt nặng suy nghĩ "ăn cho 2 người". Thay vào đó, hãy ăn uống bình thường, lành mạnh và giữ tâm trạng thoải mái nhất có thể. Chỉ có một lưu ý nhỏ là bà bầu cần ăn thật đa dạng trong ngày. Có thể kết hợp thực đơn từ một chút chất đường bột (tốt nhất là ngũ cốc nguyên cám), vài loại rau, vài loại quả, các loại hạt, đậu lăng, thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa (ít béo) và thực phẩm giàu sắt để bổ sung dinh dưỡng tốt, vừa đủ cho cả mẹ và bé.
Bổ sung sắt
Sắt có ý nghĩa quan trọng với bà bầu tuần 22. Đây là thời điểm hệ miễn dịch và chuỗi chất béo bảo vệ cơ thể của thai nhi được kích hoạt. Do đó, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng và tăng cường thực phẩm giàu sắt – vi chất rất quan trọng trong giai đoạn này.
Mặc dù một số bác sĩ khuyến khích bà bầu tuần 22 nên uống viên bổ sung sắt để tăng cường lượng sắt trong cơ thể nhưng đây lại là nguyên nhân gây táo bón. Do đó, nếu bác sĩ chẩn đoán bị thiếu máu thì bà bầu mới cần uống viên bổ sung sắt. Nếu không thì có thể chọn bổ sung sắt bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, ngũ cốc ăn sáng, men bột mì, cám gạo, rau lá xanh, nho đen (bao gồm nho khô), lựu, chà là....
Đồng thời, bà bầu tuần 22 cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Dấu hiệu trên cơ thể của bà bầu tuần 22
Bà bầu tuần 22 đã có phần lớn các dấu hiệu mà một thai phụ sẽ gặp phải trong thai kỳ. Bởi cơ thể nhỏ bé trong bụng đang dần chiếm dụng nhiều không gian nên cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu rõ nét như:
- Rạn da: Bé phát triển nhanh còn da không theo kịp sẽ tạo ra những vết rạn trên bề mặt da. Trong thời điểm này, không có phương thuốc nào có thể làm rạn da biến mất nhưng nó sẽ mờ dần sau sinh. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể tự hào về những vết rạn này vì chúng đánh dấu cho trải nghiệm đáng nhớ bậc nhất của người phụ nữ - mang bầu và sinh con.
- Rốn lồi ra: Khi bụng dần căng tròn lên thì chiếc rốn xinh đẹp của mẹ bầu có thể bị lồi ra. Ban đầu mẹ bầu có thể cảm thấy hơn kỳ cục nhưng sau sinh chiếc rốn sẽ tự trở về hình dạng cũ.
- Tay/ chân bị phù: Phần lớn bà bầu tuần 22 đều bị phù tay chân bởi lượng chất lỏng di chuyển bên trong cơ thể tăng lên. Rất may, cũng như các dấu hiệu trên sau khi sinh cơ thể mẹ bầu sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu phù nặng thì cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
- Đau lưng: Em bé và lượng cân nặng tăng lên từng ngày có thể khiến cơ thể bà bầu bị quá tải, kéo theo tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ thể. Nếu gặp triệu chứng này, bà bầu tuần 22 cần chịu khó nghỉ ngơi, massage nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu.
- Hụt hơi: Cơ thể nặng nề sẽ làm mẹ bầu tuần 22 cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, em bé không ngừng lớn, chèn ép vào phổi càng làm mẹ dễ bị khó thở, hụt hơi.
- Nhu cầu tình dục tăng: Lượng hormone trong cơ thể tăng cao có thể khiến nhu cầu tình dục của bà bầu tuần 22 tăng. Ngoài ra, chị em có thể thấy lông/ tóc mọc nhiều hơn.
- Ra khí hư: Bà bầu tuần 22 thường ra nhiều khí hư hơn. Lượng khí hư này hoàn toàn không liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên, chị em cần vệ sinh và dùng băng vệ sinh hàng ngày để cơ thể luôn sạch sẽ. Bởi nếu không vệ sinh thường xuyên thì khí hư ra nhiều, môi trường âm đạo ẩm ướt có thể khiến bà bầu mắc các bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa.
Xem thêm:
- Mẹ bầu biết gì khi khám thai tuần 22?
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15 đến tuần 22 - Dịch vụ xét nghiệm chăm sóc sức khoẻ bà bầu
- Thai phụ xét nghiệm máu lúc 22 tuần