Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào?

Mang thai là một giai đoạn đẹp đẽ và ý nghĩa trong cuộc đời của người phụ nữ. Thế nhưng, thời kỳ mang thai cũng là thời gian sức khỏe của mẹ rất dễ gặp vấn đề, trong đó không thể không kể đến vấn đề về răng miệng. Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào? HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn 2 bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở thai phụ.

Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào? Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào?

Mang thai là một giai đoạn đẹp đẽ và ý nghĩa trong cuộc đời của người phụ nữ. Thế nhưng, thời kỳ mang thai cũng là thời gian sức khỏe của mẹ rất dễ gặp vấn đề, trong đó không thể không kể đến vấn đề về răng miệng. Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào? HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn 2 bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở thai phụ.

1. Bệnh viêm nướu/viêm nha chu

Bệnh viêm nướu/viêm nha chu ở phụ nữ mang thai là một hiện tượng phổ biến và đã được nghiên cứu rộng rãi trên toàn thế giới. Viêm nha chu có thể liên quan đến các kết quả bất lợi của thai kỳ, ví dụ như sinh non, tiền sản giật, trẻ nhẹ cân...

Các nhà khoa học cho rằng: sự di chuyển của vi khuẩn tại khoang miệng thông qua các chất trung gian sẽ gây nhiễm trùng từ nha chu vào nhau thai, màng bào thai, khoang ối... từ đó gây ra những kết quả tiêu cực trên. Đặc biệt, theo tạp chí của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết, phụ nữ có bệnh nướu mãn tính có tỷ lệ sinh non cao gấp 4 – 7 lần so với những bà mẹ có nướu khỏe mạnh.

Chính vì thế, việc kiểm soát và cải thiện, điều trị bệnh viêm nha chu trong thai kỳ là cần thiết.

Theo thống kê, có gần 70% thai phụ sẽ bị viêm nướu khi mang thai, xảy ra do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố của người mẹ đã thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh nha chu.

Viêm nha chu được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng ở cấu trúc xung quanh răng, bao gồm nướu, dây chằng và xương hàm. Bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy máu nướu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ gây mất răng.

Bệnh viêm nướu/viêm nha chu thường xuất hiện vào giữa tháng thứ hai và tháng thứ 8 thai kỳ. Dấu hiệu có thể bao gồm nướu sưng đỏ, chảy máu một chút và có thể phát hiện khi đánh răng... Nặng hơn, nướu sẽ sưng tấy và chảy máu nghiêm trọng.

Viêm nướu cũng có thể phát triển lớn hơn thành khối u nướu trong thai kỳ. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy một cục u lớn với màu đỏ đậm hình thành ở phần mô nướu bị viêm, thường ở nướu trên. Khối u sẽ đóng vảy và chảy máu, khiến việc ăn uống cũng như nói chuyện gặp nhiều khó khăn.Mức độ này được gọi là khối u nướu thai kỳ, thường xảy ra nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Bạn không cần phải quá lo lắng về khối u này, vì đây không phải là dấu hiệu ung thư và cũng không lây lan sang người khác. Tuy nhiên, khối u có thể gây ra phản ứng viêm với những kích ứng tại chỗ (ví dụ như thức ăn, mảng bám...). Có khoảng 10% thai phụ sẽ hình thành khối u và xảy ra rất nhiều ở thai phụ bị viêm nướu.

vicare.vn-ba-bau-thuong-de-mac-phai-benh-ly-rang-mieng-nao-body-1

Bạn nên làm gì khi bị viêm nướu thai kỳ?

  • Đầu tiên, và cũng là quan trọng nhất, hãy tìm đến nha sỹ ở gần bạn để được hỗ trợ phương pháp điều trị, đồng thời làm sạch răng triệt để, loại bỏ các mảng bám thức ăn tích tụ.
  • Nếu như tình trạng nhiễm trùng quá nghiêm trọng, các bác sỹ sẽ có thể kê kháng sinh. Hãy tuyệt đối thực hiện đúng liều lượng và loại thuốc đã được kê, không mua tùy tiện kháng sinh bên ngoài.
  • Ở trường hợp nhẹ hơn, bạn sẽ được hướng dẫn chăm sóc tại nhà đúng cách: bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa, bổ sung các loại vitamin như vitamin A, vitamin C... và súc miệng bằng nước muối.

2. Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào? – Không thể bỏ qua sâu răng

Sâu răng ở phụ nữ mang thai thường xảy ra do môi trường acid trong khoang miệng sẽ gây tác dụng tiêu cực đến men răng, từ đó khiến răng yếu và dễ bị phá hủy hơn. Ngoài ra, một số vấn đề khác như ốm nghén, nôn mửa thường xuyên... cũng có ảnh hưởng.

Bạn có thể dễ dàng nhận ra tình trạng sâu răng thai kỳ khi có những biểu hiện như: đau răng, răng lung lay nhẹ, có những vết sưng bất thường trong miệng, loét miệng, nướu đau nhức khi bạn tiếp xúc, chảy máu nướu, hôi miệng...

Khi bị sâu răng thai kì, bạn cần phải chú ý:

Đánh răng thường xuyên

Sau mỗi bữa ăn, hãy dành ra khoảng 5 phút để vệ sinh răng miệng, bao gồm đánh răng và súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch nha khoa. Việc đánh răng nên thực hiện nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm. Nếu như nướu nhạy cảm, bạn nên chọn kem đánh răng cho nướu nhạy cảm.

Sau khi đánh răng, nếu cảm thấy đau răng hoặc đau nướu, bạn có thể chườm đá tại vị trí đau để cải thiện.

Ngoài ra, đừng quên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn lẫn trong kẽ răng. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể nguy cơ sâu răng lây lan đến nướu, gây viêm nướu.

Nếu như bạn bị ốm nghén nặng, thường xuyên nôn mửa, hãy đảm bảo làm sạch răng sau mỗi lần nôn để loại bỏ acid dạ dày dư thừa có trong khoang miệng.

vicare.vn-ba-bau-thuong-de-mac-phai-benh-ly-rang-mieng-nao-body-2

Nói không với đồ ngọt

Đường có trong thực phẩm như kẹo, bánh, nước ngọt,... là nguyên nhân lớn gây ra sâu răng. Vì thế, nếu như đang bị sâu răng, bạn cần cắt giảm các món chua ngọt. Đối với trái cây, bạn nên tránh các loại trái cây có tính khô dính vì chúng dễ len lỏi vào kẽ hở giữa các răng và tích tụ ở đó.

Kiểm tra răng miệng thường xuyên

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, dù có bị bệnh răng miệng hay không, bạn cũng cần duy trì các lần khám răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp bị bệnh, phải được kiểm tra cụ thể và tuân theo hướng dẫn từ bác sỹ.

Để trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi Bà bầu thường dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nào, ngoài 3 chứng bệnh phổ biến được đề cập trong bài viết, đôi khi bạn cũng có thể gặp các vấn đề khác như đau răng, mòn men răng... Hãy tìm gặp nha sỹ khi có dấu hiệu bất thường nhằm có giải pháp thích hợp.

Xem thêm:

  • Bà bầu có được lấy cao răng không?
  • Mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ sức khỏe răng miệng?
  • Sâu răng khi mang thai và những điều mà mẹ bầu cần tránh