Bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai có cần lưu ý gì không?
Thông thường mẹ bầu sẽ bắt đầu tiết sữa non bắt đầu từ tháng thứ 7 của thai kỳ trở đi, điều này được cho là bình thường khi cơ thể mẹ đang dần thích ứng với việc chuẩn bị tiết sữa cho bé yêu khi chào đời. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai trước 7 tháng. Đây có phải là dấu hiệu báo hiệu một tình trạng bất thường hay không?
Bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai có cần lưu ý gì không?
Thông thường mẹ bầu sẽ bắt đầu tiết sữa non bắt đầu từ tháng thứ 7 của thai kỳ trở đi, điều này được cho là bình thường khi cơ thể mẹ đang dần thích ứng với việc chuẩn bị tiết sữa cho bé yêu khi chào đời. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai trước 7 tháng. Đây có phải là dấu hiệu báo hiệu một tình trạng bất thường hay không? Cùng HoiBenh tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây.
Mẹ bầu ra sữa non khi nào?
Thông thường, mẹ bầu sẽ ra sữa non vào khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ.
Sữa non có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thai kỳ và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con.
Sữa non không xuất hiện ở tất cả các mẹ bầu, việc mẹ bầu không có sữa non cũng không đồng nghĩa với việc tuyến sữa hoạt động không bình thường.
Nhận biết hiện tượng ra sữa non: mẹ bầu sẽ thấy ở đầu ti xuất hiện những gợn trắng trông giống như mụn. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bạn chuẩn bị tiết sữa non. Sau khoảng vài ngày ( có khi là vài tuần ) thì bạn mới thấy xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
Tiết sữa non là một hoạt động hoàn toàn tự nhiên, do thời điểm cuối của thai kỳ, tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa cho em bé chào đời. Ra sữa non không phải là dấu hiệu dự báo bạn sắp chuyển dạ.
Không tiết sữa non hoặc tiết ít sữa non cũng không phải là dấu hiệu cảnh báo của hiện tượng hay bệnh lý gì nguy hiểm.
Theo thống kê thì cứ 100 mẹ bầu thì sẽ có 4-5 người có hiện tượng chảy sữa ướt áo, số còn lại là ra ít sữa hoặc không có sữa, nhiều mẹ bầu chỉ xuất hiện sữa sau khi sinh nở.
Dấu hiệu ra sữa non sớm mà mẹ bầu cần đi khám
- Tiết sữa non quá sớm: Mẹ bầu có hiện tượng tiết sữa non quá sớm là khi mang thai từ tháng thứ 5 trở về. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể và mẹ bầu cần đi khám để biết được tình trạng cụ thể.
- Sữa non có lẫn máu: Có nhiều trường hợp mẹ bầu còn phát hiện sữa non có lẫn máu, khiến mẹ bầu vô cùng hoang mang. Tình trạng này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực. Hiện tượng này thực chất không gây ảnh nguy hiểm gì đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp sữa non có lẫn máu quá nhiều cộng với việc đầu ngực bị căng tức thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai có nguy hiểm không?
Ra sữa non sớm khi mang thai ở mẹ bầu có thể là một dấu hiệu bất thường
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra sữa non sớm có thể là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hoặc có thể là cảnh báo nguy hiểm khác như thai bị chết lưu.
Nếu như tình trạng ra sữa non sớm kết hợp với các hiện tượng như: đau bụng, chảy máu âm đạo, đặc biệt là ở những người đã từng có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì càng cần lưu ý nhiều hơn, vì có thể liên quan đến nồng độ prolactin trong máu.
Khi mức prolactin tăng cao sẽ gây ức chế một số hoạt động, tiết ra nội tiết tố tuyến yên và gây ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và sự phát triển của bào thai. Khi đó mẹ bầu cần kiểm tra nội tiết tố một cách kịp thời.
Bà bầu ra sữa non sớm khi mang thai có cần lưu ý gì?
Thực tế, hiện tượng ra sữa non sớm thường không mang đến cảm giác đau đớn hay mệt mỏi, chỉ là mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi bối rối khi ở nơi công cộng mà thôi. Để hạn chế được tình trạng này thì mẹ bầu có thể áp dụng một số lưu ý sau đây:
- Tạo một chút áp lực lên đầu ngực: mẹ bầu hãy ấn nhẹ đầu ngón tay lên đầu ngực, hoặc khoanh tay trước ngực hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngừng chảy ra.
- Dùng miếng thấm sữa: mẹ bầu có thể đặt một miếng lót sữa vào phía trong áo ngực và chúng sẽ giúp thấm hút hết phần sữa non rò rỉ ra khỏi đầu ngực. Sau khi miếng lót ngực đủ ướt thì mẹ bầu hãy thay miếng lót khác.
- Chọn áo có hoa văn: các loại áo có họa tiết hoa văn sẽ giúp mẹ bầu che giấu được các vết sữa loang trong trường hợp bất ngờ mà mẹ bầu chưa kịp chuẩn bị.
- Mang theo áo ngực dự phòng: nếu mẹ bầu thuộc nhóm ra sữa non nhiều, thì tốt nhất mẹ hãy chuẩn bị sẵn một chiếc áo ngực khác ở trong túi để thay thế trong trường hợp áo bị ướt.
Hướng dẫn mẹ bầu chăm sóc bầu ngực khi mang thai
- Mẹ bầu hãy chọn áo lót làm bằng chất liệu cotton, mềm và thoáng. Không nên lựa chọn những loại áo chật chội so với kích thước của bầu ngực. Chọn những áo ngực chật sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy chật chội, gây đau tức vùng ngực và khó thở.
- Mẹ bầu hãy thường xuyên vệ sinh bầu ngực của mình bằng nước ấm và khăn bông mềm. Mẹ bầu cũng không nên sử dụng xà phòng tắm hay các loại mỹ phẩm có chứa độ kiềm cao vì sẽ khiến vùng da ngực bị kích ứng.
- Nhiều mẹ có thói quen nặn ngực để sữa chảy ra nhanh hơn, tuy nhiên phương pháp này là sai lầm. Việc nặn sữa sai cách có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm vú. Không những thế, việc kích thích quá mức vào vùng ngực có thể làm tăng hormone gây ra những cơn co tử cung và gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm ở mẹ bầu.
Trên đây là các thông tin giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng ra sữa non sớm trong thai kỳ. Nếu sữa non xuất hiện quá sớm so với bình thường thì mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn chính xác nhất. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Sữa non và những điều mẹ cần biết
- Mẹ bầu ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không?
- Mẹ có biết màu sữa non như thế nào hay không?