Bà bầu phải nhịn ăn bao lâu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Vậy trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu phải nhịn ăn bao lâu.

Bà bầu phải nhịn ăn bao lâu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? Bà bầu phải nhịn ăn bao lâu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Vậy trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mẹ bầu phải nhịn ăn bao lâu.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện từ tuần 24 đến tuần 28 là xét nghiệm quan trọng, sàng lọc các nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Không ít mẹ bầu bị tiểu đường thai kì, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Theo đó, có khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này vì chế độ dinh dưỡng nhiều đường.

Tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện bất thường nào vì thế cách duy nhất là giúp thai nhi phát hiện bệnh.

Tiểu đường thai kỳ được chia thành 2 loại tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Bệnh xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và bệnh sẽ chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kì, quá trình và hoạt động liên quan đến sản sinh insulin sẽ bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Vì thế, sàng lọc tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ với phụ nữ mang thai mặc dù họ có tiền sử bệnh hay không.

vicare.vn-ba-bau-phai-nhin-bao-lau-truoc-khi-lam-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-body-1

Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường sẽ là từ tuần thứ 24 – 28. Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh bị bệnh béo phì mà còn khiến mẹ dễ mắc bệnh thận mãn tính. Vì thế xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là bắt buộc.

Bà bầu phải nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Theo nguyên tắc, khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để đảm bảo kết quả chính xác thì bà bầu cần nhịn đói trước khi lấy máu khoảng 6- 8 tiếng.

Vì nếu làm xét nghiệm ngay sau khi ăn thì chất dinh dưỡng dễ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Và lượng đường hoặc mỡ trong máu sẽ tăng lên cao hơn, kết quả xét nghiệm thu được sẽ không chính xác.

Thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm là buổi sáng sớm, để mẹ bầu không phải nhịn đói quá lâu.

  • Ngoài ra, mẹ bầu không được dùng thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm ít nhất 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phải nghỉ ngơi ít nhất 30 phút.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có 1 hoặc 2 phần gồm xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm thử glucose

Xét nghiệm thử glucose (GCT) là xét nghiệm sàng lọc giúp chỉ ra nguy cơ. Đây là bước đệm để bác sĩ quyết định bạn có cần thực hiện thêm kiểm tra khác không.

Nếu xét nghiệm thử glucose cho kết quả dương tính thì chưa thể giúp kết luận bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ. Mà chỉ có 1/3 phụ nữ có kết quả dương tính thực sự mắc tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1

Khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu uống một giọt dung dịch ngọt có chứa 50g glucose. Mẹ bầu phải uống hết 5 phút. Mấy giờ sau, bệnh viện sẽ lấy mẫu máu của bạn để kiểm tra mức đường huyết. Vài ngày sau kết quả sẽ được báo. Nếu lượng đường trong máu cao thì mẹ bầu cần xét nghiệm dung nạp glucose sau đó.

vicare.vn-ba-bau-phai-nhin-bao-lau-truoc-khi-lam-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-body-2

Xét nghiệm dung nạp glucose

Khi kết quả là dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose. Xét nghiệm lâu hơn và khẳng định tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Nếu xét nghiệm nước tiểu thấy hàm lượng đường cao thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm thử glucose trước tuần 24 của thai kỳ. Còn nếu kết quả bình thường, thì mẹ bầu sẽ được tầm soát thêm một lần nữa vào từ tuần 24 đến 28.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 3

Mẹ bầu sẽ được chỉ định uống một lượng dung dịch glucose theo yêu cầu. Liên tục sau 3h sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra. Mỗi lần lấy cách nhau 1h. Nếu từ 2 mẫu máu của bạn cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ kết luận mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ có thai

Chỉ số đường huyết chính là nồng độ glucose – một loại đường đơn có trong máu. Nồng độ glucose trong máu sẽ thay đổi tùy từng thời điểm khác nhau trong ngày. Đường huyết là chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Đường huyết sẽ được đo bằng đơn vị : milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Chỉ số này được đo ở 3 thời điểm, nếu mức dưới đây sẽ là bình thường:

  • Khi đói: <5,1
  • Sau ăn 1 tiếng: <10
  • Sau ăn 2 tiếng: <78.5

Chỉ số như sau sẽ là bất thường:

  • Xét nghiệm mẫu máu lúc đói: 95mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn
  • Xét nghiệm mẫu máu 1h sau đó: 180mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn
  • Xét nghiệm mẫu máu 1h tiếp theo: 155mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn
  • Xét nghiệm mẫu máu 1h tiếp đó: 140mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn

Làm gì tránh bị tiểu đường thai kỳ

  • Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi có thai: Người bị tăng cân, thừa cân sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thai kì hơn một người cân nặng bình thường. Nếu thừa cân thì bạn cần tầm soát tiểu đường tuýp 2.
  • Có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng lượng tinh bột và nhóm thức ăn còn lại để đường huyết không bị tăng. Ưu tiên ăn nhiều tinh bột giàu chất xơ, ăn nhiều rau xanh, sữa và các sản phẩm từ sữa để đảm bảo đủ hàm lượng chất đạm trong khẩu phần ăn. Nên nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng.
  • Tăng cường vận động: Mỗi ngày mẹ bầu dành ra 30 phút để tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, bơi lội.Tập thể dục sẽ giúp đường huyết sau ăn không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin.
  • Mẹ bầu chia nhỏ các bữa ăn để ổn định đường và hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
  • Uống nhiều nước: 2,5-3 lít/ ngày bao gồm cả nước canh.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ