Bà bầu có nên khám sức khỏe tổng quát hay không?

Khám sức khỏe tổng quát khi mang thai, gọi tắt là khám thai không còn là khái niệm xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Việc này sẽ giúp các bà mẹ tương lai và em bé được khỏe mạnh, đi khám đầy đủ sẽ giúp bác sĩ tìm và giải quyết mọi vấn đề về sức khỏe sớm nhất. Các bà bầu nên bắt đầu chú ý đi khám càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trước khi mang thai.

Bà bầu có nên khám sức khỏe tổng quát hay không? Bà bầu có nên khám sức khỏe tổng quát hay không?

Khám sức khỏe tổng quát khi mang thai, gọi tắt là khám thai không còn là khái niệm xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Việc này sẽ giúp các bà mẹ tương lai và em bé được khỏe mạnh, đi khám đầy đủ sẽ giúp bác sĩ tìm và giải quyết mọi vấn đề về sức khỏe sớm nhất. Các bà bầu nên bắt đầu chú ý đi khám càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trước khi mang thai.

Chu kỳ khám sức khỏe tổng quát của bà bầu

Bạn nên sắp xếp thời gian đi khám thai lần đầu tiên trong khoảng 6 - 8 tuần đầu của thai kỳ, hoặc khi bạn bị trễ kinh từ 2 - 4 tuần. Nếu bạn khỏe mạnh, không có các yếu tố nguy cơ hay vấn đề sức khỏe phức tạp khác, bạn có thể hoàn toàn yên tâm đặt lịch đi khám vào các thời điểm sau:

  • Cách 4 tuần khám 1 lần cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ
  • Sau đó, cách 2 tuần khám 1 lần cho đến tuần thứ 36
  • Sau đó, mỗi tuần khám một lần cho đến khi sinh em bé.
vicare.vn-ba-bau-co-nen-kham-suc-khoe-tong-quat-hay-khong-bosy-1

Những chỉ số cơ thể cần được theo dõi trong các lần khám sức khỏe tổng quát cho bà bầu

Các chỉ số chung

  • Cân nặng và huyết áp.
  • Siêu âm đo kích thước và hình dạng tử cung người mẹ, để xem thai nhi có tăng trưởng và phát triển bình thường hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng đường (glucose) và protein.
  • Sàng lọc glucose: thường diễn ra ở tuần thứ 12 đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn, đó là những người đã từng có một bé nặng hơn 4kg; có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường; hoặc bị béo phì. Những phụ nữ mang thai khác được xét nghiệm bệnh tiểu đường ở tuần thứ 24- 28.

Các xét nghiệm tiền sản

  • Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ tìm ra một số dị tật bẩm sinh hoặc vấn đề nhiễm sắc thể ở thai nhi để có hướng tư vấn cho các bậc phụ huynh. Các xét nghiệm tiền sản được thực hiện trong ba tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ.
  • Một số xét nghiệm tiền sản là các xét nghiệm sàng lọc chỉ có thể đưa ra khả năng của một vấn đề sức khỏe nào đó của thai nhi. Các xét nghiệm tiền sản khác là các xét nghiệm chẩn đoán giúp xác định chính xác liệu thai nhi có vấn đề cụ thể hay không. Một xét nghiệm sàng lọc đôi khi được theo sau bởi một xét nghiệm chẩn đoán, chúng có thể bao gồm xét nghiệm máu, chọc ối và siêu âm.

Những nội dung bà bầu được tư vấn khi khám sức khỏe tổng quát

1. Các bệnh lý có sẵn:

Một số bà bầu thường lo lắng về vấn đề này (chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp) và sự ảnh hưởng của bệnh tới quá trình mang thai. Trong trường hợp này cần thảo luận với bác sĩ, để họ có thể tư vấn, đưa ra những thay đổi về loại thuốc hoặc phương pháp điều trị để giảm bớt sự ảnh hưởng tới thai nhi.

2. Các bệnh lý khác người mẹ có thể gặp trong thai kỳ

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Một số phụ nữ mang thai phát triển tình trạng bệnh này, thường là sau ba tháng đầu tiên. Nhau thai cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời cũng tạo ra các hormone làm thay đổi cách thức hoạt động của insulin – loại hormon giúp lưu trữ đường trong thực phẩm, sau đó chuyển đổi thành năng lượng. Khi bị tiểu đường thai kỳ, do có vấn đề với insulin nên lượng đường trong máu người mẹ bị tăng cao.
  • Tiền sản giật (còn gọi là nhiễm độc thai nghén): Tình trạng này có thể xảy ra sau tháng thứ sáu, gây ra huyết áp cao, phù nề (chất lỏng tích tụ trong các mô cơ thể, gây sưng tay, chân hoặc mặt) và protein trong nước tiểu.
  • Mẹ Rh âm / thai nhi Rh dương (còn gọi là không tương thích Rh): Hầu hết mọi người đều có yếu tố Rh trong các tế bào hồng cầu - họ là Rh dương, những người không có yếu tố này gọi là Rh âm. Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định yếu tố Rh của bạn. Nếu em bé của bạn có Rh dương và bạn Rh âm, các vấn đề có thể xảy ra khi các tế bào máu của em bé xâm nhập vào máu của bạn. Cơ thể bạn có thể phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể có thể đi vào máu của thai nhi và phá hủy các tế bào hồng cầu của bé.

Đây là những vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể phát hiện thông qua khám sức khỏe và có thể xử lý được. Vì vậy, điều quan trọng là các bà mẹ nên khám sớm và thảo luận với bác sĩ để có hướng theo dõi.

3. Vấn đề cân nặng và chế độ ăn uống

Nhiều bà bầu băn khoăn về việc tăng cân. Thông thường, phụ nữ nên tăng khoảng 8-12kg khi mang thai, những người thừa cân chỉ nên tăng 6-10kg, còn người thiếu cân có thể tăng 12-16kg. Khi khám bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho mỗi trường hợp.

Kiểm soát cân nặng sẽ khó hơn trong những tháng sau thai kỳ, vì vậy hãy cố gắng tránh tăng cân nhiều trong vài tháng đầu. Tuy nhiên, việc không tăng cân đủ cũng không tốt có thể khiến thai nhi kém phát triển và chuyển dạ sớm.

Khi mang thai không nên áp dụng các chế độ ăn kiêng, mà nên ăn đa dạng các thực phẩm lành mạnh, tuy nhiên cần tránh ăn quá nhiều. Các bác sĩ khuyên bà bầu nên cộng thêm khoảng 300 calo vào lượng ăn hàng ngày để giúp nuôi dưỡng em bé đang phát triển. Nên tiêu thụ nhiều loại protein, đa dạng các loại trái cây tươi, ngũ cốc và rau quả trong bữa ăn.

Các bác sĩ có thể kê các vitamin tổng hợp cho bà bầu để đảm bảo có đủ chất sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra các mẹ cũng nên tập thể dục thường xuyên các bài tập nhẹ nhàng.

4. Vaccine cho bà bầu

Vaccin phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà hiện được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai trong nửa sau của thai kỳ, bất kể họ đã tiêm thuốc trước đó hay chưa. Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị một vài loại vaccine khác tùy tình hình bệnh dịch.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-kham-suc-khoe-tong-quat-hay-khong-bosy-2

Lưu ý để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé

Vì lợi ích của em bé và của bạn, bác sĩ cũng sẽ đề nghị người mẹ tuân thủ các vấn đề sau:

  • Không hút thuốc, uống rượu hoặc dùng chất kích thích.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn.
  • Hạn chế sử dụng thuốc, kể cả những thuốc không kê đơn.

Những vấn đề bà mẹ nên trao đổi với bác sĩ khi khám sức khỏe tổng quát

  • Thảo luận về với bác sĩ về những triệu chứng làm bạn khó chịu khi mang thai để có cách giảm bớt chúng, ví dụ như: buồn nôn hoặc nôn, chân bị sưng, giãn tĩnh mạch ở chân và vùng bụng, táo bón, đau lưng, mệt mỏi, mất ngủ, ....
  • Thảo luận về các thói quen trong cuộc sống, ví dụ việc quan hệ tình dục, những lo lắng về quá trình sinh nở, ... bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Ngoài ra, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng:

  • Chảy máu nặng
  • Chảy nước ối
  • Không thấy chuyển động của em bé trong bụng
  • Có nhiều hơn ba cơn co thắt trong một giờ.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Healthline)

Xem thêm:

  • Chương trình chăm sóc Thai Sản 2019 – Chuyển Dạ
  • Mách mẹ bầu các giai đoạn đi khám thai chuẩn không cần chỉnh