Bà bầu có nên ăn chôm chôm không và ăn bao nhiêu là đủ?

Chôm chôm là loại quả yêu thích của nhiều người, đặc biệt là những chị em mang thai luôn thèm ăn vặt. Vậy bà bầu có nên ăn chôm chôm và ăn như thế nào là đúng cách, không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cả mẹ và bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này.

Bà bầu có nên ăn chôm chôm không và ăn bao nhiêu là đủ? Bà bầu có nên ăn chôm chôm không và ăn bao nhiêu là đủ?

Chôm chôm là loại quả yêu thích của nhiều người, đặc biệt là những chị em mang thai luôn thèm ăn vặt. Vậy bà bầu có nên ăn chôm chôm và ăn như thế nào là đúng cách, không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cả mẹ và bé? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này.

Bà bầu có nên ăn chôm chôm?

Ths.Bs. Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) cho biết: “Khi mang thai chị em có thể ăn tất cả các loại quả, không cần kiêng khem bất kì loại quả nào, thậm chí ăn càng đa dạng loại quả càng tốt.”

Chôm chôm là loại quả giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên ăn chôm chôm ở mức độ vừa phải, vì trong loại quả này có tính nóng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm còn có thể bị loãng xương, sâu răng, mệt mỏi, tóc mỏng, móng tay và móng chân suy yếu.

Những lợi ích của quả chôm chôm với mẹ bầu:

● Tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu: Quả chôm chôm có chứa hàm lượng lớn các chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa và tránh được các bệnh về nhu động ruột. Không chỉ vậy, chôm chôm còn có công dụng tiêu diệt các loại kí sinh trùng ở đường ruột, giúp bà bầu ngăn ngừa được nguy cơ ung thư ruột kết hiệu quả.

● Giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ thiếu máu: Bà bầu có nên ăn chôm chôm? Quả chôm chôm giàu vitamin C, do đó bà bầu ăn chôm chôm giúp hỗ trợ và tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn giúp chống viêm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Hàm lượng vitamin C trong quả chôm chôm giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và đồng, cải thiện tế bào máu, tránh nguy cơ thiếu máu khi mang thai.

● Tránh được sự tấn công của các loại vi khuẩn: Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ rằng rằng: Hàm lượng axit gallic có trong quả chôm chôm giúp loại bỏ tế bào gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn có công dụng bảo vệ cơ thể bà bầu tránh được các loại vi khuẩn gây hại tấn công và ngăn ngừa được các loại bệnh như cảm lạnh, ho, sốt, cảm cúm.

● Giúp tăng cường sức khỏe cho xương: Chôm chôm còn chứa hàm lượng lớn phốt pho, magie, canxi, kẽm giúp tăng cường sức khỏe cho xương. Không chỉ vậy, bà bầu ăn chôm chôm còn bổ sung hàm lượng canxi cung cấp cho quá trình hình thành xương và răng của thai nhi.

● Bảo vệ da và tóc của mẹ bầu: Hàm lượng vitamin C và E trong quả chôm chôm giúp làm mịn da và duy trì độ ẩm cho làn da của mẹ bầu. Bởi trong quá trình mang thai, làn da của chị em sẽ bị khô sạm đi do nội tiết tố thay đổi. Vì vậy, việc tận dụng loại quả này để cải thiện làn da cũng rất cần thiết nhé.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-chom-chom-khong-va-bao-nhieu-la-du-body-1

Bà bầu ăn chôm chôm như thế nào là tốt?

Bà bầu ăn chôm chôm bao nhiêu là đủ? Quả chôm chôm có rất nhiều tác dụng, nhưng không phải ăn bao nhiêu cũng được hay càng ăn nhiều càng tốt. Bởi chôm chôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất dễ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh và có nguy cơ mắc tiểu đường thai kì. Hơn nữa, chôm chôm quá chín chứa hàm lượng lớn cồn sẽ gây ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi.

Khuyến cáo từ Viện dinh dưỡng, mỗi ngày bà bầu có thể ăn từ 400-500g hoa quả, đối với quả chôm chôm cũng vậy.

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kì, tăng cân quá nhanh thì có thể lựa chọn cho mình các loại trái cây ít ngọt và tốt cho sức khỏe như: Thanh long, cam, bưởi, quýt...

Mẹo chọn chôm chôm ngon, an toàn cho mẹ bầu:

Mùa thu hoạch chôm chôm từ đầu tháng 4 đến tháng 6 Âm lịch. Vì vậy thời điểm này chôm chôm sẽ đảm bảo chất lượng nhất, cũng như có ít chất bảo quản hơn.

Các mẹ nên lưu ý khi chọn chôm chôm: Có gai ngắn, lúc chín có màu đỏ đậm. Chôm chôm nhãn là loại ngon nhất, hạt tróc vỏ.

Việc ăn chôm chôm trong thời kì mang thai có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên các mẹ nên lưu ý ăn với mức độ hợp lý để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên rửa sạch sẽ chôm chôm với nước muối pha loãng để đảm bảo an toàn nhé.