Bà bầu có được tiêm vắc xin sởi không?
Bệnh sởi là một bệnh thường gặp, dễ lây lan khiến nhiều phụ nữ mang thai lo lắng vì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thắc mắc, bà bầu có tiêm vắc xin sởi được không, bài viết dưới đây Vicare sẽ chia sẻ với bạn đọc vấn đề này
Bà bầu có được tiêm vắc xin sởi không?
Bệnh sởi là một bệnh thường gặp, dễ lây lan khiến nhiều phụ nữ mang thai lo lắng vì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thắc mắc, bà bầu có tiêm vắc xin sởi được không, bài viết dưới đây HoiBenh sẽ chia sẻ với bạn đọc vấn đề này.
Tình hình dịch sởi hiện nay
Tại khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cho hay, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp mắc sởi đến khám và nhập viện. Trong đó có nhiều ca mắc sởi có tình trạng cơ địa đặc biệt như có thai (cứ 8 trường hợp người lớn mắc bệnh thì có 2 sản phụ). Trẻ em và phụ nữ có thai hoặc bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi.
Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Người bệnh thường bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan hoặc có đờm), tiêu chảy,..
Với thai phụ mắc bệnh sởi, bác sĩ cảnh báo nguy cơ dễ sảy thai, đẻ non do sốt rất cao, dễ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch hơn người khác.
Bà bầu có được tiêm vắc xin sởi không?
Theo các chuyên gia y tế, các mẹ đang mang thai không nên tiêm vắc xin sởi vì có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Bên cạnh đó, có thể các mẹ đã từng mắc bệnh hay đã tiêm phòng sởi từ trước sẽ miễn nhiễm với sởi. Nếu mẹ không thể nhớ trước đây mình đã từng mắc bệnh hay đã tiêm phòng sởi chưa thì các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra khả năng miễn nhiễm của mẹ.
Ở trường hợp, mẹ đã từng tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi và không miễn nhiễm với bệnh, các bác sĩ sẽ kiểm soát lượng kháng thể gammaglobulin trong thời kỳ ủ bệnh (khoảng thời gian từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện các triệu chứng) để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thêm vào đó, bệnh sởi thông thường không giống với bệnh sởi rubella. Sởi không gây các khuyết tật bẩm sinh mặc dù nó có thể làm gia tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng kháng thể gammaglobulin trong thời kỳ ủ bệnh có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì thế, bà bầu không nên tiêm vắc xin sởi nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Bà bầu cần làm gì để phòng bệnh sởi?
Trong khoảng thời gian mang bầu, sức đề kháng của cơ thể các mẹ rất thấp nên rất dễ nhiễm virus, vi khuẩn đặc biệt là khi có dịch sởi. Vì thế, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần phòng ngừa sởi từ thời điểm ý định có em bé. Vì vắc xin ngừa sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sống nên mẹ cần tiêm trước thời điểm dự định mang thai ít nhất là ba tháng. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể chị em tạo ra đầy đủ kháng thể chống virus sởi.
Ngoài ra, giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống xung quanh giúp tăng khả năng phòng các loại bệnh truyền nhiễm. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng có tác dụng diệt khuẩn để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus. Luôn vệ sinh sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
Nếu chị em đang mang thai và không có miễn dịch về bệnh sởi hay chắc chắn về tình trạng miễn dịch của mình, nên hạn chế tiếp xúc với nơi tập trung đông người, nhất là những nơi có nhiều khách du lịch như sân bay, bảo tàng, công viên giải trí...
Ngoài ra, tránh tiếp xúc với trẻ em chưa được tiêm chủng phòng sởi cũng là điều các mẹ bầu nên làm bởi trẻ em là những đối tượng dễ mắc bệnh cũng như truyền bệnh nhanh nhất.
Xem thêm:
- Tại sao người lớn cũng nên đi tiêm phòng vacxin sởi
- Tại sao tất cả mọi người lại phải tiêm vacxin?
- Bệnh sởi khi mang thai và biện pháp phòng ngừa