Bà bầu có được lấy cao răng không?

Đánh bóng – lấy cao răng được xem là một trong những kỹ thuật chăm sóc răng cơ bản được nha sỹ khuyên nên thực hiện định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần. Vậy bà bầu có được lấy cao răng không và cần phải lưu ý gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Bà bầu có được lấy cao răng không? Bà bầu có được lấy cao răng không?

Đánh bóng – lấy cao răng được xem là một trong những kỹ thuật chăm sóc răng cơ bản được nha sỹ khuyên nên thực hiện định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần. Vậy bà bầu có được lấy cao răng không và cần phải lưu ý gì? Mời bạn đọc cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

1. Lấy cao răng là gì? Tại sao cần phải lấy cao răng?

Cao răng là gì?

Cao răng được định nghĩa là một loại chất lắng cặn, loại cứng (của muối vô cơ Canxi Carbonate và Canxi Phosphate) và loại mềm (sự phối hợp của nhiều mảnh vụn thức ăn, chất khoáng, vi khuẩn, xác của tế bào biểu mô, và sắt lắng đọng của huyết thanh... trong môi trường răng miệng). Hỗn hợp này bám rất chặt vào bề mặt răng và khu vực bờ lợi, còn có tên gọi khác là vôi răng.

Cao răng được chia thành 2 loại chính là cao răng thường (hỗn hợp được mô tả bên trên) và cao răng huyết thanh được tạo ra do cao răng thường đã phát triển và gây ra viêm lợi, chảy máu, dẫn đến máu ngấm vào cao răng, xuất hiện màu nâu đỏ.

vicare.vn-ba-bau-co-lay-duoc-cao-rang-khong-body-1

Tìm hiểu về kỹ thuật đánh bóng – lấy cao răng

Lấy cao răng còn được gọi là cạo vôi răng, là một kỹ thuật nha khoa cơ bản có chức năng chính là cạo sạch và loại bỏ mọi mảng bám trên răng. Các nha sỹ sẽ sử dụng các thiết bị và máy móc chuyên dụng để tác động trực tiếp lên vùng cao răng và bóc tách chúng khỏi răng – nướu mà hoàn toàn không xâm lấn gì đến răng và khu vực xung quanh.

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, mỗi năm, bạn nên thực hiện lấy cao răng mỗi năm từ 3 đến 3 lần vì nhiều lý do như:

  • Lấy cao răng sẽ ngăn chặn cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh có liên quan đến nướu răng như bệnh viêm nha chu, viêm lợi, tụt nướu...
  • Hạn chế hay thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn bệnh hôi miệng.
  • Trả lại cho bạn hàm răng khỏe mạnh, sáng bóng và nhẵn mịn, giúp nụ cười trở nên duyên dáng hơn, xinh đẹp hơn.
  • Bảo vệ vùng xương hàm cũng như chân răng khỏe mạnh, ngăn cản tình trạng lung lay răng, tiêu xương hàm...

2. Bà bầu có được lấy cao răng không?

Trong suốt thời gian mang thai, do sự thay đổi của hormone và môi trường trong cơ thể, mẹ sẽ có xu hướng bị tích tụ cao răng dày đặc và nặng hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết bà bầu có được lấy cao răng không nên vẫn đắn đo, chần chừ.

Theo các bác sỹ nha khoa, việc đánh bóng và lấy cao răng định kỳ là cần thiết cho bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, nếu mẹ bầu lo lắng và không thực hiện kỹ thuật này, cao răng tích tụ lâu ngày sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu... và nặng hơn là ổ áp xe hay viêm tủy răng... Các bệnh này nếu như xảy ra trong thai kỳ sẽ khó khăn trong việc điều trị.
  • Làm tăng khả năng sinh non và sinh thiếu cân.

Hơn nữa, việc lấy cao răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như tuyệt đối an toàn cho mẹ vì:

Kỹ thuật này chỉ tác động trên bề mặt răng để cạo sạch phần vôi bám trên đó mà không hề xâm lấn gì đến răng thật.

Thời gian điều trị nhanh và không cần phải sử dụng các loại thuốc như gây mê, gây tê hay thuốc giảm đau, vì thế thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng gì.

vicare.vn-ba-bau-co-lay-duoc-cao-rang-khong-body-2

3. Một số chú ý cần nhớ khi đi lấy cao răng dành cho mẹ bầu

Tuy nói rằng lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản và an toàn cho mẹ bầu, nhưng để không xảy ra sai sót nào, bạn cần phải chú ý một số điều sau:

  • Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi còn khá yếu và đang bước vào giai đoạn phát triển cơ quan trong cơ thể, do đó độ nhạy cảm khá cao. Còn ở 3 tháng cuối, thai nhi đã lớn và trở nên nặng nề, sức ép đáng kể lên mẹ gây ra sự khó chịu khi nằm – ngồi và đi lại. Do đó, hai thời điểm này không phải thời điểm lý tưởng để lấy cao răng.
  • Giai đoạn giữa thai kỳ (tháng thứ 4, thứ 5 và thứ 6) là thời điểm rất tốt để đánh bóng – cạo vôi răng bởi thời điểm này thai nhi còn nhẹ và đã ổn định, khỏe mạnh, không gây ra khó chịu nào cho mẹ khi thực hiện điều trị.
  • Nếu muốn lấy cao răng, bạn cần phải hỏi ý kiến và xin tư vấn từ bác sỹ của mình, đặc biệt, phải thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe và tình trạng thai nhi để có hướng dẫn cụ thể.
  • Hạn chế các bước như chụp phim răng, dùng thuốc tê...
  • Nên chọn nha khoa uy tín và có kinh nghiệm lâu trong nghề để tránh tình trạng bác sỹ tay nghề còn non, gây chảy máu, viêm nhiễm trong khi thực hiện lấy cao răng.
  • Sau khi lấy cao răng, bạn phải chú ý chải răng đúng cách, đúng kỹ thuật và đúng số lần, giữ cho răng miệng sạch sẽ, ngăn cản sự tái phát của các mảng bám.

Qua bài viết này, bạn đọc đã xác định rõ hơn về việc bà bầu có được lấy cao răng không cũng như sự cần thiết của kỹ thuật nha khoa này đối với sức khỏe răng miệng của mẹ. Nếu như không phải trường hợp đặc biệt, mẹ nên thực hiện lấy cao răng định kỳ theo hướng dẫn từ bác sỹ.

Xem thêm:

  • 7 cách đánh bay cao răng tại nhà, rạng rỡ đón Tết với nụ cười xinh
  • Bao lâu thì nên lấy cao răng một lần?
  • Lấy cao răng bằng máy siêu âm không đau, không ê buốt