Bà bầu có ăn phở gói được không?

Thức ăn nhanh đang dần trở thành xu hướng mới trong thời đại hiện đại hóa như hiện nay. Phở gói đang dần trở thành một bữa ăn quen thuộc của rất nhiều người, ngay cả những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một gói phở ăn liền liệu có đủ chất dinh dưỡng và bà bầu ăn phở gói được không? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết này.

Bà bầu có ăn phở gói được không? Bà bầu có ăn phở gói được không?

Thức ăn nhanh đang dần trở thành xu hướng mới với các sản phẩm ăn liền liên tục được nghiên cứu và phát triển, nhanh gọn nhưng không kém phần hấp dẫn. Phở gói đang dần trở thành một bữa ăn quen thuộc của rất nhiều người, ngay cả những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một gói phở ăn liền liệu có đủ chất dinh dưỡng và bà bầu ăn phở gói được không? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết này.

Thành phần chính của phở gói ăn liền

Một sản phẩm ăn liền hoàn chỉnh thường gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị kèm theo.

Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, hương vị vắt mì mà các gói gia vị kèm theo có thể bao gồm một hay các loại gói ra vị: Gói súp, gói dầu gia vị, gói rau sấy. Một số dòng sản phẩm có giá thành cao hơn thường kèm theo các gói như thịt bằm, hoặc tôm sấy, thịt sấy,...

Thành phần chủ yếu của các vắt mì là:

  • Bột lúa mì
  • Dầu thực vật
  • Gia vị: Muối, đường, bột ngọt,...

Thành phần của gói súp: Gia vị đường muối, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, bột tôm,...

Thành phần của gói dầu gia vị: Dầu tinh luyện, hương liệu mùi vị của các loại rau củ quả như hành, tỏi, ngò,...

Gói rau sấy bao gồm: Hành lá, ngô, cải thảo, cà rốt, bạc hà,...

Tùy thuộc từng hãng sản xuất mà các thành phần trên có thể thay đổi để tạo ra mùi vị đặc trưng cho sản phẩm.

Mỗi gói mì 75 g trung bình sẽ cung cấp khoảng 350 kcal và 3 nhóm chất dinh dưỡng chính là protein, lipid và carbohydrate.

HoiBenh.vn-ba-bau-co-an-pho-goi-duoc-khong-body-2
Mỗi gói mì 75 g trung bình sẽ cung cấp khoảng 350 kcal

Bà bầu có ăn phở gói được không?

Thành phần của phở gói chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương liệu và chất bảo quản nhưng lại thiếu trầm trọng các vitamin, protein và chất xơ. Do vậy, phở gói không được xem là một sản phẩm tốt cho các mẹ bầu, đặc biệt là với hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: Rất khó để phở gói và các chất bảo quản có trong phở bị tiêu hóa.

Bên cạnh đó thì nhu cầu muối của một người lớn trong ngày không quá 5g/ngày, nhưng hàm lượng muối trong 100g phở có thể tới 2,7g. Nếu vượt quá ngưỡng cho phép do ăn phở liên tục từ ngày này sang ngày khác, các mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tăng huyết áp.

Cũng theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of nutrition, mẹ bầu thường xuyên ăn phở, mì ăn liền có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường khá cao, ngay cả khi đã duy trì một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí.

Với những nguy cơ mà phở gói gây ra thì các bà bầu được khuyên rằng nên hạn chế một cách tối đa việc sử dụng phở và mì ăn liền vì cơ bản đây đều là các sản phẩm được chế biến sẵn với quy trình công nghiệp không tốt cho sự phát triển trong giai đoạn đầu của thai nhi.

Tuy nhiên vẫn có những cách chế biến để bà bầu có thể ăn ở mức độ vừa phải các sản phẩm này:

  • Thay đổi cách chế biến: Với cách chế biến được in sẵn trên bao bì thì các chuyên gia cho rằng đây là cách chế biến không có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn có thể thay đổi cách chế biến này bằng cách đun nước sôi, sau đó cho vắt mì vào luộc sơ, vớt ra để ráo và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào nấu một lần nữa. Cách này giúp bạn có thể loại bỏ một phần chất béo không tốt có trong mì.
  • Không sử dụng gói gia vị dầu mỡ: Không mang lại giá trị dinh dưỡng và thậm chí có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm khác. Do vậy, đây là thành phần không nên sử dụng trong gói phở, mì ăn liền.
  • Thêm rau xanh và thịt tươi: Để giảm tối đa lượng chất béo dư thừa và tăng thêm chất xơ cần thiết. Mỗi khi nấu mì, các mẹ bầu nên cho thêm các loại rau xanh, thịt bò, thịt heo,... để bổ sung thêm dinh dưỡng.
  • Không nên sử dụng các gói gia vị có trong mì, mà thay vào đó sử dụng các gia vị ngoài, để giảm lượng sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn.
HoiBenh.vn-ba-bau-co-an-pho-goi-duoc-khong-body-3
Có những cách chế biến để bà bầu có thể ăn ở mức độ vừa phải các sản phẩm này

Những loại sản phẩm mẹ bầu không nên dùng cùng với phở gói

Trong giai đoạn thai kì, có một số loại thực phẩm mà mẹ bầu tránh sử dụng do chúng có khả năng làm tăng co bóp tử cung, gây ra tình trạng đau bụng và co thắt, nếu ăn lượng nhiều có thể gây ra nguy cơ sảy thai.

  • Khổ qua: Vị đắng của khổ qua có thể gây hại đến sức khỏe của người phụ nữ.chúng có thể gây sảy thai
  • Rau sam: Đây là loại rau gây ra kích thích mạnh,làm tăng tần suất co bóp tử cung, gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu và sự an toàn của thai nhi.
  • Ngải cứu: Với người bình thường ngải cứu mang lại những lợi ích rất lớn. Tuy nhiên, với mẹ bầu thì tác dụng hoàn toàn ngược lại, nhất là trong những tháng đầu của thời kì mang thai, có thể gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, thai lưu hay co thắt tử cung gây kích thích chuyển dạ sớm và có thể gây sảy thai.
  • Rau ngót: Chất papaverin có trong rau ngót làm tăng sự co bóp của tử cung có thể gây tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Rau răm: Trong 3 tháng đầu,thai nhi còn chưa phát triển hoàn thiện, mẹ bầu sử dụng rau răm thường xuyên có thể gây ra máu, tử cung co bóp quá mạnh gây sảy thai.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không?
  • Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ?
  • Khi mang thai mẹ bầu có nên ăn măng tươi không