Bà bầu cần tiêm uốn ván khi mang thai ở thời điểm nào?

Uốn ván là 1 bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt nguy hiểm đối với các bà bầu và trẻ sơ sinh. Do đó, tất cả phụ nữ cần phải được tiêm uốn ván khi mang thai cho cả mẹ và bé đã nằm trong quy định được ban hành bởi Bộ Y tế.

Bà bầu cần tiêm uốn ván khi mang thai ở thời điểm nào? Bà bầu cần tiêm uốn ván khi mang thai ở thời điểm nào?

Uốn ván là 1 chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra cứng cơ và làm mất nhận thức. Vi khuẩn gây ra uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hoặc chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua các vết thương hở trên da. Vì thế, thai phụ cần phải đến khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, uốn ván có thể gây ra tình trạng thai chết lưu.

Phụ nữ tiêm uốn ván khi mang thai vào thời điểm nào?

vicare.vn-ba-bau-can-tiem-uon-van-khi-mang-thai-o-thoi-diem-nao-body-1

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hay không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cho cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị các vi khuẩn uốn ván xâm nhập.

Khi người mẹ được tiêm chủng đầy đủ, kháng thể sẽ truyền sang cho con giúp bảo vệ trẻ trước các nguy cơ gây ra bệnh.

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ ở trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-35 tuổi) là 5 mũi, trong đó tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai là hai mũi cơ bản. Cụ thể, tiêm phòng uốn ván khi mang thai vào các khoảng thời gian sau:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc là phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc là kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc là kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc là kỳ có thai lần sau

Hiện tại quy định về tiêm phòng uốn ván khi mang thai cụ thể như sau:

  • Nếu hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván khi mang thai thì hẹn tiêm hai mũi cách nhau ít nhất một tháng và trước sinh ít nhất là 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tầm tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ 2 sau đó 1 tháng.
  • Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hay mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm một mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
  • Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng ba mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm một mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
  • Thai phụ đã được tiêm phòng từ 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên một năm thì tiêm thêm một mũi nhắc lại.
  • Thai phụ đã được tiêm năm mũi uốn ván. Không cần tiêm bổ sung, vì với năm mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì cần tiêm nhắc lại.

Như vậy, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá một năm vẫn cần tiêm nhắc lại.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván ở đâu?

Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể thực hiện ở những địa điểm sau:

  • Trung tâm Y tế dự phòng/Trạm Y tế các quận, huyện, xã, phường.
  • Các Bệnh viện sản hay Bệnh viện đa khoa
  • Các Trung tâm tiêm chủng

Một số địa điểm tiêm phòng uốn ván uy tín như:

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: Số 70-72 Đường Nguyễn Chí Thanh.
Điện thoại: 02437730180

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội là nơi thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Phòng chống dịch, bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, các bệnh không lây nhiễm, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học. Phối hợp cùng Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức triển khai thực hiện việc truyền thông và giáo dục sức khỏe về y tế dự phòng. Tham gia đào tạo chuyên môn và kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng theo như kế hoạch của Thành phố. Tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng.

Viện Pasteur TP HCM

Địa chỉ: Số 167 Pasteur,Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3825 0352 – 028 3820 2835
Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 07:00 đến 17:00

Viện Pasteur có chức năng nghiên cứu khoa học, chỉ đạo chuyên môn ở tuyến trước, phòng chống dịch, đào tạo cán bộ chuyên ngành về vi sinh y học, dịch tễ học, miễn dịch, đề xuất với Bộ Y Tế những biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện phát triển về kinh tế xã hội.

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

Địa chỉ: 1 Phố Yecxanh, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 02439716356
Giờ làm việc: Từ Thứ Hai đến Chủ Nhật: Từ 07:30 đến 17:00

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là cơ quan y tế uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và y tế dự phòng. Nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trong việc khám và chủng ngừa. Ngoài nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học đồng thời cơ quan quản lý cao nhất về tiêm chủng, Viện còn mở ra Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng luôn cập nhật đầy đủ các loại vắc xin chủng ngừa đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng.

Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin, các mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Giá tiêm uốn ván khi mang thai

Có nhiều loại vắc xin phòng ngừa uốn ván, bao gồm vắc xin đơn giá (vắc xin chỉ phòng một bệnh duy nhất) và các vắc xin kết hợp có chứa các thành phần uốn ván.

Với bà bầu, vắc xin được sử dụng thường là loại vắc xin đơn giá. Giá tiêm phòng cũng sẽ có sự khác nhau và phụ thuộc vào từng loại vắc xin, giá giao động từ 35.000đ – 100.000đ tùy loại vắc xin của Việt Nam hay của Pháp.

Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván khi mang thai

vicare.vn-ba-bau-can-tiem-uon-van-khi-mang-thai-o-thoi-diem-nao-body-2
  • Tiêm uốn ván khi mang thai có thể gây ra buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc gây sốt nhẹ sau khi về nhà. Theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là 1 phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể, các mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau 1 thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
  • Ba tháng đầu thai kỳ phụ nữ thường mệt mỏi và hay bị ốm nghén, vì vậy nên việc tiêm phòng uốn ván thường thực hiện vào ba tháng giữa thai kỳ. Và mũi hai phải bảo đảm được tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
  • Trong 1 số trường hợp, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván như: bản thân bị các bệnh thận, cúm, khớp, mang đa thai hoặc là có nguy cơ sinh non...

Xem thêm:

  • Tiêm ngừa uốn ván khi mang thai: Báo động đỏ!
  • Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?