Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để “đối phó”?

Bà bầu bị tiêu chảy là một trong những triệu chứng hay gặp phải trong tháng thứ ba của thai kỳ. Có nhiều lý do có thể dẫn đến tiêu chảy như: Không dung nạp thức ăn, ngộ độc thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hoặc những đợt chuyển dạ sắp xảy ra. Bất kể do nguyên nhân gì bạn đều muốn ngừng cơn tiêu chảy càng sớm càng tốt.

Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để  “đối phó”? Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để “đối phó”?

Bà bầu bị tiêu chảy là một trong những triệu chứng hay gặp phải trong tháng thứ ba của thai kỳ. Có nhiều lý do có thể dẫn đến tiêu chảy như: Không dung nạp thức ăn, ngộ độc thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hoặc những đợt chuyển dạ sắp xảy ra. Bất kể do nguyên nhân gì bạn đều muốn ngừng cơn tiêu chảy càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo để giải quyết tốt nhất phiền toái này.

Bổ sung nước và điện giải

Điều này cực kỳ quan trọng vì khi bà bầu bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước – có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy cần tăng lượng nước uống của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần ngừng uống nước ép trái cây, đồ uống có đường hoặc sữa (có thể làm tiêu chảy tồi tệ hơn). Dưới đây là một vài công thức hữu ích cho bà bầu bị tiêu chảy:

  • Trà gừng: Đun sôi gừng và trà trong nước. Để nguội, lọc lấy nước và uống.
  • Mật ong: Cho 3-4 muỗng canh vào một ly nước. Uống hàng ngày.
  • Thêm tinh dầu bạc hà vào nửa cốc nước. Uống hai lần một ngày.
vicare.vn-ba-bau-bi-tieu-chay-lam-the-nao-de-doi-pho-body-1

Cần tìm hiểu nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Việc tìm hiểu nguyên nhân bị tiêu chảy sẽ giúp bạn điều trị tận gốc và triệt để hơn.

Nếu bạn bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc mới nào, đó có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy.

Bệnh do thực phẩm hoặc vi rút dạ dày gây ra cũng có thể gây tiêu chảy, vì vậy hãy suy nghĩ về những thứ bạn đã ăn và tìm hiểu xem bạn có bị tiếp xúc với bất kỳ nguồn bệnh nào khác nữa không.

Nếu bà bầu đã bị táo bón và đột nhiên phát triển tiêu chảy, nhưng vẫn cảm thấy đầy bụng, các mẹ có thể khó chịu vì phân rắn. Trong trường hợp này, một cuộc hẹn tư vấn với bác sĩ có thể là một giải pháp đối với các mẹ.

Nếu việc dùng thuốc là nguyên nhân gây táo bón của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định xem bạn có thể ngừng dùng thuốc hoặc có thể đổi sang một loại thuốc khác. Nếu bệnh đến từ nguyên nhân do thực phẩm hoặc phân, hãy tiếp tục uống nhiều nước và theo chế độ ăn BRAT, tiêu chảy sẽ sớm biến mất.

Bà bầu bị tiêu chảy khi nào thì trở nên nguy hiểm ?

Tiêu chảy trong thai kỳ là triệu chứng phổ biến và thường sẽ tự biến mất nếu mẹ bầu ăn đúng loại các thực phẩm và giữ đủ nước. Tuy nhiên trong một vài trường hợp tiêu chảy kéo dài nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé.

Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, vi rút Rota thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Hơn nữa, những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai.

Liên lạc với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bà bầu có những triệu chứng sau đây

  • Có nhiều hơn ba cơn tiêu chảy mỗi ngày.
  • Nếu tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày, nếu bạn có chất nhầy đẫm máu trong phân.
  • Tiêu chảy cấp tính.
  • Tiêu chảy kèm nôn mửa, sốt,đau bụng dữ dội kéo dài.
  • Bắt đầu có các cơn co thắt hoặc cảm thấy cơ thể bị mất nước - khát quá mức, da dính và nước tiểu sẫm màu hoặc sậm
vicare.vn-ba-bau-bi-tieu-chay-lam-the-nao-de-doi-pho-body-2

Thực hiện chế độ ăn BRAT để hạn chế tiêu chảy khi mang bầu

Chế độ ăn BRAT là một chế độ ăn nhạt bao gồm chuối gạo, táo và bánh mì nướng. Những thực phẩm này sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa của bạn thoải mái hơn . Ngoài ra có thể bổ sung thêm các protein nạc dễ tiêu hóa như thịt nạc, rau nấu chín như cà rốt, sữa chua và các loại thực phẩm có tinh bột như khoai tây và ngũ cốc. Bà bầu bị tiêu chảy cũng nên tăng cường thực phẩm giàu sắt, vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, vừa có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy. Kết hợp chế độ ăn này và theo dõi những biểu hiện cho đến khi tiêu chảy ngừng lại. Nếu tiêu chảy không dừng lại trong vòng hai ngày, các mẹ nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể. Thực phẩm nên tránh :

  • Các thức ăn cay và béo tốt nhất nên tránh vì chúng khó tiêu hóa.
  • Nước ngọt có ga và thức uống năng lượng có thể làm gián đoạn hệ thống tiêu hóa của bạn, vì vậy tốt nhất nên tránh.
  • Hãy cảnh giác với việc uống quá nhiều sữa nếu bạn không dung nạp lactose
  • Tránh xa quá nhiều cà phê, trà và đồ uống có chất kích thích

Cân nhắc khi sử dụng thuốc

Đây có thể là phương án giải quyết nhanh chóng nhất nếu như bà bầu cảm thấy quá đau. Giống như bất kỳ bệnh khi đang có thai, các mẹ cần phải cẩn thận với loại thuốc bạn uống. Không phải tất cả các loại thuốc không kê đơn thông thường đều an toàn cho các bà mẹ. Trong thực tế, một số có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn! Đặc biệt, thuốc tiêu chảy Loperamid(Imodium) không an toàn nếu bạn đang mang thai. Tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không chắc chắn về việc liệu thuốc có an toàn không.

Bà bầu bị tiêu chảy trong thai kỳ là vấn đề thường gặp, không cần quá lo lắng. Tuy vậy, bạn cần để ý tìm hiểu nguyên nhân để điều trị triệt để, không để tình trạng này kéo dài lâu, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Uống sữa bầu bị tiêu chảy mẹ bầu phải làm sao?
  • Cách điều trị tiêu chảy hiệu quả cho mẹ bầu
  • Giúp mẹ bầu tránh bệnh tiêu chảy khi mang thai