Bà bầu bị tê chân khi ngủ có phải là bệnh nguy hiểm?
Bà bầu bị tê chân khi ngủ có phải là bệnh nguy hiểm hay không là thắc mắc chung của rất nhiều gia đình hiện nay. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như một số giải pháp để khắc phục.
Bà bầu bị tê chân khi ngủ có phải là bệnh nguy hiểm?
Bà bầu bị tê chân khi ngủ có phải là bệnh nguy hiểm hay không là thắc mắc chung của rất nhiều gia đình hiện nay. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như một số giải pháp để khắc phục.
Bà bầu bị tê chân tay có biểu hiện như thế nào?
Mang thai là niềm vui lớn lao của mọi gia đình và của mọi người phụ nữ trên thế giới, tuy nhiên, quá trình mang thai lại đi kèm với hàng loạt những khó chịu và mệt mỏi dành cho thai phụ. Một trong số đó là hiện tượng tê bì chân tay, đặc biệt là khi đi ngủ.
Khi bị hiện tượng này, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tê ở đầu ngón tay và ngón chân, giống như bị châm chích hay kiến bò phía bên trong. Ở trường hợp nặng hơn, những khu vực này sẽ hơi đau nhức và nóng ran, ngứa ngáy khó chịu.
Thông thường, chứng tê chân – tay sẽ xuất hiện nhiều ở khu vực ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cổ tay, cổ chân và vùng thắt lưng, vùng mông, vùng đùi...
Giải đáp bà bầu bị tê chân khi ngủ có phải là bệnh nguy hiểm hay không
Bị tê chân – tay khi ngủ là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu và bạn có thể yên tâm rằng điều này hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra đau tê chân tay ở mẹ bầu khi ngủ đến từ hội chứng nghãn rãnh cổ tay (còn gọi là carpal tunnel). Hội chứng này xảy ra khi các ống thần kinh nối đến các ngón tay bị sưng và co kéo dây thần kinh. Từ đó, áp lực của rãnh cổ tay sẽ căng phồng lên, gây ra tình trạng đau tê. Điều này xảy ra tương tự ở chân và bàn chân.
Thông thường, hội chứng nghẽn rãnh cổ tay sẽ bắt đầu có biểu hiện vào khoảng tuần thai thứ 16 – 17 của thai kỳ. Một số thai phụ sẽ mắc hội chứng này trong toàn bộ thai kỳ.
Về lý thuyết, đau tê chân tay ở mẹ bầu khi đi ngủ là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đau tê chân tay kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Lơ mơ và hoang mang trong giây lát.
- Không thể nhấc nổi tay và chân.
- Khi đi bộ có cảm giác tê đau dữ dội.
- Một số dấu hiệu bất thường như co cơ, hoa mắt...
Điều này chứng tỏ có thể hiện tượng đau tê chân là một trong những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng gan, thiếu hụt canxi và magie, hệ miễn dịch suy yếu... Vì thế, hãy tìm gặp bác sỹ để nhờ hỗ trợ trong trường hợp này.
Phải làm gì khi mẹ bầu bị tê chân khi ngủ?
Tuy không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe (trừ một số trường hợp bà bầu bị tê chân tay do bệnh lý), nhưng hiện tượng này cũng gây không ít phiền phức và mệt mỏi đến cho mẹ. Vì thế, mẹ cần phải chú ý một số việc sau để hạn chế bớt tình trạng tê bì.
Tư thế ngủ
Điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý và khoa học là một giải pháp tốt để hạn chế chứng tê chân khi ngủ. Bạn không nên kê tay để gối đầu, cũng không nên nằm yên ở một tư thế trong suốt giấc ngủ. Hãy thay đổi tư thế nằm nếu cảm thấy tê người. Điều này cũng hỗ trợ cải thiện phần nào những khó chịu trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể vẩy nhẹ tay, chân khi bị tê để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Thường xuyên xoa bóp
Việc xoa bóp ở các đầu ngón tay và chân sẽ tác động tích cực giúp máu lưu thông dễ dàng.
Chế độ ăn uống
Khi thường xuyên bị tình trạng tê chân tay khi mang bầu, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu canxi và magie như sữa, trứng, các loại hải sản... Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế táo bón. Các loại trái cây họ cam, ngũ cốc với hàm lượng vitamin dồi dào cũng sẽ bảo vệ tốt tĩnh mạch.
Một số chú ý khác
Ngoài 3 chú ý quan trọng trên, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý thêm một số việc khác nhằm giảm nhẹ chứng đau tê chân tay:
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng và thực hiện các bài tập thể dục cho mẹ bầu hàng ngày để kích thích trao đổi chất cũng như quá trình lưu thông máu.
- Không nên làm việc nhiều và nặng vì sẽ khiến chứng tê nhức nghiêm trọng hơn.
- Khi tay chân bị sưng và tê, bạn cũng có thể chườm lạnh để giảm sưng. Tuy nhiên, không nên chườm nóng vì nhiệt độ sẽ khiến tình trạng sưng thêm nặng.
- Chuẩn bị chậu nước có pha một ít giọt tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc, ngâm chân vào trong khoảng 5 đến 10 phút cũng sẽ cải thiện chứng đau tê chân ở mẹ bầu.
- Khi ngồi, nên để chân và tay thoải mái, không nên chèn ép lên chân như ngồi vắt chân, để đồ vật nào lên vùng đùi... vì sẽ cản trở lưu thông máu.
- Nếu hiện tượng này diễn biến quá nặng, bạn nên tìm gặp bác sỹ để được kê thuốc giảm đau.
Bài viết đã cung cấp đến bạn đọc một số kiến thức tổng quát về hiện tượng tê chân tay ở mẹ bầu, đồng thời giải đáp cụ thể liệu bà bầu bị tê chân khi ngủ có phải là bệnh nguy hiểm hay không. Nếu cảm giác này gây phiền phức đến cuộc sống của bạn, hãy thử áp dụng một số phương pháp được đề cập trong bài viết để khắc phục.
Xem thêm :
- Nguyên nhân đau khớp háng khi mang bầu và cách điều trị
- Những dấu hiệu đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý
- Những cách giúp bà bầu giảm đau lưng khi mang thai