Bà bầu bị ngứa toàn thân phải uống thuốc gì?
Ngứa da là một trong nhiều triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu bị ngứa da khi mang thai cũng không đáng lo ngại. Cùng tìm hiểu lý do đằng sau tình trạng ngứa ngáy khó chịu này và cách đối phó với nó nhé.
Bà bầu bị ngứa toàn thân phải uống thuốc gì?
Có rất nhiều nguyên nhân
- Những biến đổi về sinh lý, nồng độ estrogen tăng cao.
- Da bị căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần: đặc biệt là ở vòng bụng, dẫn đến tình trạng da bị căng kéo quá mức khiến da bị rạn, nứt ở nhiều mức độ, nổi sần kèm theo tăng sắc tố.
- Biểu hiện của một số bệnh dị ứng
- Dấu hiệu bệnh Eczema
- Muối mật trong gan tăng
- Bị phát ban đa dạng
- Bị nhiễm nấm, thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo, khiến cho vùng này trở nên quá kiềm khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng ngứa âm đạo. Và tình trạng viêm nang lông trong thai kỳ cũng thường xảy da trong tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông như vùng nhô hạ vệ, nách, vùng lông tay, lông chân...
Ngứa khắp người khi mang thai có sao không?
Ngứa dễ gặp ở thai phụ, tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, ngứa quá mức đến cảm thấy bứt rứt, phải bôi dầu nóng, gãi đến trầy xước da, chảy máu thì chỉ gặp ở một số ít người. Có trường hợp chỉ ngứa, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì trên da. Có một số trường hơp khác thấy xuất hiện những dấu mẩn đỏ, không đau. Khi trời nóng thì thấy người mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa cũng nhiều hơn.
Cách phòng tránh ngứa cho bà bầu
Không nên tắm nước nóng mà chỉ nên tắm nước ấm, phòng tránh kích ứng da, da không bị khô hơn
Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh xa các loại xà bông có chất tẩy mạnh, lau khô người sau khi tắm
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, nên chọn chất liệu sợi tự nhiên dễ thấm mồ hôi và có thành phần không gây dị ứng.
Uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên, hạn chế ăn đồ nhiều gia vị, nên ăn sữa chua.
Sử dụng bao cao su và chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Điều trị bệnh ngứa uống thuốc hay bôi thuốc gì?
Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.
Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng và các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê...
Trong cơn cấp: ăn nhẹ, giảm muối.
Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống trị ngứa khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên đi thăm khám để được kê toa phù hợp trong thai kỳ.
Không dùng thuốc mỡ histamin thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị ngứa nặng.
Đối với bệnh mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
>>>Xem thêm: Triệu chứng ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?
>>>Xem thêm: Mẹ bầu ngứa bụng khi mang thai có nên gãi?