Bà bầu bị ngứa là bình thường hay bất thường?

Mang thai là một quá trình nhiều hạnh phúc nhưng cũng lắm gian nan của chị em phụ nữ. Bởi mọi thay đổi của cơ thể và những yếu tố bên ngoài đều có thể ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Một trong những vấn đề chị em hay gặp phải đó là bị mẩn ngứa gây tâm lý khó chịu và lo lắng. Vậy bà bầu bị ngứa có hại gì không?

Bà bầu bị ngứa là bình thường hay bất thường? Bà bầu bị ngứa là bình thường hay bất thường?

Mang thai là một quá trình nhiều hạnh phúc nhưng cũng lắm gian nan của chị em phụ nữ. Bởi mọi thay đổi của cơ thể và những yếu tố bên ngoài đều có thể ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Một trong những vấn đề chị em hay gặp phải đó là bị mẩn ngứa gây tâm lý khó chịu và lo lắng. Vậy bà bầu bị ngứa có hại gì không và làm cách nào để điều trị tốt nhất? Hãy cùng HoiBenh tham khảo những gợi ý dưới đây nhé.

Bà bầu bị ngứa là do đâu?

Ngứa là một triệu chứng thường gặp khi mang thai và có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể mẹ bầu. Có những phụ nữ bị ngứa vùng kín, lòng bàn tay hoặc chân nhưng cũng có mẹ ngứa cả người, hậu môn hay âm đạo, thậm chí còn kèm theo một vài dấu hiệu như mụn, sốt,...

Nguyên nhân ngứa có thể do:

  • Do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt nồng độ estrogen tăng cao và sự tăng trưởng của tử cung khiến da căng giãn ra và trở nên ngứa ngáy, khó chịu. Dấu hiệu này có thể biến mất khi em bé chào đời.
  • Do những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.
  • Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Có khoảng 2% bà bầu mắc phải vấn đề này. Đôi khi, ngứa nặng đến mức mẹ bầu sẽ gãi đến trầy xước và tổn thương da.
  • Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Tiếp đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân... gây ngứa liên tục.
  • Mẹ bầu bị nhiễm nấm, thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo, khiến cho vùng này trở nên quá kiềm khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng ngứa âm đạo. Và tình trạng viêm nang lông trong thai kỳ cũng thường xảy ra trong tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông như vùng nhô hạ vệ, nách, vùng lông tay, lông chân...

Ngoài những nguyên trên, bà bầu bị ngứa còn có thể do: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều làm xuất hiện rôm sảy. Bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn. Mẹ bầu bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ khi thai to lên), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi...

vicare.vn-can-lam-gi-khi-ba-bau-bi-ngua-body-1

Bà bầu bị ngứa có nguy hiểm không?

Ngứa ở mẹ bầu có những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu chỉ là thay đổi hormone thai kỳ gây ra những cơn ngứa thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Nhưng ngược lại, cũng có những trường hợp bà bầu bị ngứa bất thường do những nguyên nhân về bệnh lý:

Có nhiều mẹ bầu bị cơn ngứa quá mức, nên cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, gãi nhiều dẫn đến trầy xước da, chảy máu gây nhiễm trùng, viêm da.

Cũng có mẹ bầu bị ngứa do do mắc chứng thủy đậu, herpes... Lúc này sẽ có kèm theo triệu chứng phát ban và sốt.

Ngoài ra, có khả năng các mẹ bị ngứa kèm với tổn thương ngoài da do mắc chứng chàm bội nhiễm, vảy nến... hay thậm chí ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo thì có thể mẹ bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Tệ hơn, nếu mẹ bầu bị khô da, bị ngứa và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, bụng và đùi có thể do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông). Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da. Đôi khi bệnh lý này mới xuất hiện và không thường xuyên nên bà bầu thường chủ quan, lầm tưởng nó với các triệu chứng ngứa thông thường.

Bị ngứa do ứ mật thai kỳ thì người mẹ không hề bị ảnh hưởng song thai nhi lại chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ hội chứng này. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh lí có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như bị sinh non, chảy máu não, thai chậm phát triển và thậm chí nhiễm trùng nước ối. Hơn nữa, nếu tình trạng ngứa do ứ mật thai kỳ tiếp diễn lâu ngày bé có thể chết lưu hoặc sau khi sinh ra sẽ tử vong.

vicare.vn-can-lam-gi-khi-ba-bau-bi-ngua-body-2

Biện pháp khắc phục bị mẩn ngứa khi mang thai

  • Khi các mẹ bầu bị mẩn ngứa, để khắc phục, trước hết phải được cắt cơn ngứa bằng thể chườm lạnh, hay chườm nóng và không bao giờ được gãi. Vì đặc thù ngứa ở thai kỳ càng gãi thì càng ngứa, càng gãi thì càng kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng da đó dày lên trở thành mãn tính rất khó điều trị hoặc để lại di chứng về sau.
  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, kết hợp mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi, sử dụng chất liệu vải cotton có khả năng thấm hút tốt. Đồng thời không nên ở những nơi quá nóng bức để tránh đổ nhiệt cơ thể gây bức bí.
  • Hạn chế tối đa tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Vì da bạn sẽ nhanh bị khô và ngứa hơn. Cũng không nhất thiết phải sử dụng sữa tắm, vì sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn, hoặc nếu dùng thì nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên thay thế sữa tắm bằng các loại thảo dược thiên nhiên như lá trà, lá khế, lá lốt, lá kinh giới... Đem những loại lá này nấu với nước sôi rồi tắm sẽ giúp da sạch và bảo vệ da tốt nhất.
  • Để giảm tình trạng ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Âm đạo không nên rửa bằng vòi hoa sen và phải lau âm đạo từ phía trước ra phía sau để tránh xa vi khuẩn.
  • Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)... và uống nước đều đặn 1,5- 2l hàng ngày. Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Sau khi tắm xong, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm chất lượng tốt lên vùng da bị ngứa ngay lúc da vẫn còn ẩm để giúp da hấp thụ độ ẩm nhiều hơn. Những sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng, chiết xuất từ tự nhiên như kem dưỡng bơ ca cao, chiết xuất nha đam... rất tốt và phù hợp cho làn da bị ngứa. Bôi những loại kem dưỡng này lên vùng da bị ảnh hưởng, nhất là vùng bụng, sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể các vết rạn khi mang thai.
vicare.vn-can-lam-gi-khi-ba-bau-bi-ngua-body-3
  • Tuyệt đối không tự ý uống bất cứ loại thuốc gì, trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Trên đây là những thông tin cơ bản để chúng ta hiểu rõ hơn triệu chứng ngứa trong thai kỳ. Với tư tưởng sức khỏe bản thân và con yêu là điều quan trọng hơn cả, các mẹ bầu chớ nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Hãy theo dõi sát sao cơ thể mình, nếu thấy mẩn ngứa khắp người trong thời gian dài thì nhanh chóng đi khám khám bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích.

Xem thêm:

  • Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân điều trị như thế nào?
  • Bà bầu bị ngứa toàn thân phải uống thuốc gì?
  • Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng lá trầu không