Bà bầu bị ho phải làm thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của bà bầu bị giảm rõ rệt, nếu không chú ý có thể sẽ dễ dàng mắc các căn bệnh thông thường như ho, cảm lạnh. Việc điều trị ho khi mang bầu đang được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Vậy bà bầu bị ho phải làm thế nào?

Bà bầu bị ho phải làm thế nào? Bà bầu bị ho phải làm thế nào?

Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của bà bầu bị giảm rõ rệt, nếu không chú ý có thể sẽ dễ dàng mắc các căn bệnh thông thường như ho, cảm lạnh. Việc điều trị ho khi mang bầu đang được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Vậy bà bầu bị ho phải làm thế nào?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân chính khiến cho các mẹ bị ho khi đang mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường rất dễ lây nhiễm các loại vi khuẩn, virus từ môi trường hoặc lây từ những người khác xung quanh. Thêm nữa, sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, nắng sang mưa,... lại càng khiến các mẹ bầu bị ho. Ngoài ra, mẹ bầu bị ho có thể do chế độ ăn uống nhiều đồ lạnh hoặc do các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,.... Đồng thời, việc tiết ra các chất nhầy khiến cho các chị em bị nghẹt mũi, gây ra tình trạng ho khan, ho có đờm.

Nếu không được ngăn chặn kịp thời, mẹ bầu có thể sẽ bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

vicare.vn-ba-bau-bi-ho-phai-lam-the-nao-body-1

Bà bầu bị ho ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Thông thường, mẹ bầu bị ho thường sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng của cảm cúm như: sốt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng,.... Do đó khi bị bị ho mẹ bầu nên chữa trị dứt điểm để tránh virus, vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu tình trạng ho nhiều, ho mạnh, khiến cho cơ thể mẹ bầu chuyển động, tác động đến tử cung gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ có nguy cơ bị dọa sảy thai, sảy thai, sinh non,.... Bên cạnh đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ vì đó là thời điểm thai nhi vẫn còn chưa ổn định trong tử cung của bà mẹ.

Ngoài ra, nếu như mẹ bầu bị ho ra máu cần phải hết sức thận trọng vì có thể bạn đã bị viêm phổi, dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu oxy, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non....

Việc ho nhiều cũng khiến người mẹ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Vào những tháng cuối của thai kỳ, người mẹ ho nhiều có thể sẽ xuất hiện tình trạng són tiểu không kiểm soát, gây khó chịu.

Chính vì vậy, khi bị ho, tùy vào mức độ, nguyên nhân mà người mẹ cần có biện pháp điều trị, tránh để ho kéo dài gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Các biện pháp giảm ho cho bà bầu

Khi mang thai, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy tình trạng ho kéo dài không khỏi, các mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Nếu mẹ bầu bị ho không kèm theo sốt, không có đờm, đau ngực, khó thở thì không cần phải sử dụng thuốc mà có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho, đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một số bài thuốc trị ho tại nhà mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Trị ho bằng bột nghệ: dùng một thìa bột nghệ hòa với nước ấm, thêm chút muối tinh khuấy đều. Mỗi ngày uống một lần trong 3 ngày sẽ giúp họng không bị viêm.
  • Trị ho bằng quất: Quả quất bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập trong quất trộn đều lên, đem hấp trong khoảng 10 - 15 phút rồi để nguội. Uống nước quất hai đến 3 lần mỗi ngày có tác dụng giảm viêm ngứa, đau họng.
vicare.vn-ba-bau-bi-ho-phai-lam-the-nao-body-2

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước cam, nước chanh để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Bà bầu cũng nên chú ý không ăn một số loại thực phẩm sau để tránh tình trạng ho nặng hơn:

  • Không ăn đồ ăn trong tủ lạnh nếu chưa qua rã đông hoặc làm nóng.
  • Không ăn đậu phộng, hạt dưa, socola, dừa, mía.
  • Cá, tôm, cua cũng sẽ khiến tình trạng ho kéo dài hơn.
  • Tránh những nơi có thể lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp.

Xem thêm:

  • Cách điều trị cảm cúm cho bà bầu bằng các bài thuốc từ dân gian hiệu quả
  • Tiêm phòng cúm cho bà bầu có an toàn không?
  • Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không?