Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không?

Trong thời kỳ mang thai, bất kỳ triệu chứng bất thường nào của thai phụ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy hiện tượng bà bầu bị ho nhiều về đêm thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không? Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị ho

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị ho. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, thường gặp.

Dị ứng

Nếu bạn là người nhạy cảm, đặc biệt là về đường hô hấp thì không lạ khi bạn thường ho về đêm khi mang bầu. Vì khi tiếp xúc với những chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, mảnh xác côn trùng thì những chất này sẽ đi vào đường hô hấp, gây nên tình trạng ho ở phụ nữ mang thai.

Hen suyễn

Là một bệnh sinh nên bệnh hen suyễn rất khó điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát nó mà thôi. Những người bị hen suyễn sẽ bị ho từ khi còn rất nhỏ và có thể bị ho nhiều về đêm khi mang thai.

Co thắt phế quản

Phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính cũng khiến bà bầu dễ bị ho nhiều về đêm. Những cơn ho sẽ hoành hành nếu bà bầu không may hít phải khói bụi, khói thuốc lá hoặc bất kỳ chất dị ứng nào đó.

Thậm chí tình trạng co thắt phế quản dẫn đến bị ho cũng có thể xuất hiện khi bà bầu bị côn trùng đốt hoặc ăn phải một loại thực phẩm nào đó.

Viêm mũi

Trong thời kỳ mang thai, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến hiện tượng sưng màng nhầy trong mũi dẫn đến tắc nghẽn đường thở, khiến bà bầu ho về đêm.

HoiBenh.vn-ba-bau-bi-ho-nhieu-ve-dem-co-sao-khong-body-1
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị ho

Hệ miễn dịch suy yếu

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của người phụ nữ bị suy giảm. Chính vì thế, người mẹ sẽ yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn. Những căn bệnh thường ngày như cảm cúm cũng dễ mắc phải hơn.

Ợ nóng

Ợ nóng là triệu chứng kinh điển khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do thai nhi phát triển quá lớn, gây áp lực lên vùng bụng. Từ đó làm cản trở tiêu hóa. Khi bà bầu bị ợ nóng và nôn nhiều, axit từ dạ dày có thể gây kích ứng cổ họng, kết quả là bà bầu ho nhiều về đêm.

Bà bầu bị ho nhiều về đêm có sao không?

Bị ho khi mang bầu là nỗi ám ảnh của người phụ nữ. Vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng, gây nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.

Có nhiều trường hợp không may khi người mẹ phải bỏ cái thai đi vì nhiễm cúm gây nên nhiều dị tật bẩm sinh cho con.

Trong 2 đến 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, bà bầu bị ho là rất quan trọng. Bởi trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của người mẹ bắt đầu bị suy giảm, dễ bị nhiễm virus cúm hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn gây suy giảm sức khỏe của người mẹ và gây nên một số dị tật bẩm sinh của thai nhi như đục thủy tinh thể mắt, sứt môi, hở hàm ếch hay hội chứng down...

Nếu tình trạng bà bầu bị ho diễn ra dai dẳng, có đờm, kèm theo sốt, đau đầu, ù tai thì có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng. Nếu để lâu dài có thể dẫn đến viêm họng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

HoiBenh.vn-ba-bau-bi-ho-nhieu-ve-dem-co-sao-khong-body-3
Tình trạng bà bầu bị ho diễn ra dai dẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi

Cách khắc phục và điều trị tình trạng bà bầu bị ho

Để điều trị tình trạng ho về đêm dứt điểm thì bà bầu cần phải xác định được nguyên nhân chính xác. Dưới đây là một số mẹo khắc phục tình trạng bà bầu bị ho về đêm

  • Điều trước tiên và quan trọng nhất mà thai phụ cần thực hiện là không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để thuốc nam và thuốc tây y.
  • Cần đến ngay phòng khám gần nhất để được khám và kê đơn. Bà bầu cần tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sỹ kê, đúng liều lượng và thời gian.
  • Bên cạnh đó, thai phụ cũng uống đủ nước mỗi ngày. Có thể bổ sung thêm một 1 đến 2 tách trà mật ong để bảo vệ cổ họng cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, len,..
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt... để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Cần có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc nơi đông người. Khi ra ngoài, bà bầu hãy đeo khẩu trang y tế.
  • Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Xem thêm:

  • 5 thực phẩm bà bầu nên ăn trong suốt thai kỳ
  • Dùng sữa cho bà bầu đúng bạn đã biết hay chưa
  • Bà bầu nên ăn cá gì tốt cho sức khỏe?