Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không?

Khi mang thai chị em phải đối mặt với nhiều bệnh do sức đề kháng kém nên với bất kỳ dấu hiệu nào đều khiến chị em lo lắng. Trong đó, bà bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi không cũng là băn khoăn của nhiều người.

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không? Bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không?

Khi mang thai chị em phải đối mặt với nhiều bệnh do sức đề kháng kém, nhất là môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào đều khiến chị em lo lắng. Trong đó, bà bầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi không cũng là băn khoăn của nhiều người.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

Bà bầu bị ho kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Dù ho nặng hay nhẹ thì mỗi lần ho cơ thể mẹ đều rung chuyển khiến thai nhi cũng rung chuyển theo. Các cơn ho mạnh và kéo dài khiến mẹ bầu có cảm giác căng cứng bụng. Đồng thời, ho mạnh gây chuyển động mạnh sẽ tác động đến tử cung tạo ra các cơn co thắt. Điều này sẽ khiến mẹ bầu dọa sảy thai, sinh non. Nếu mẹ bầu ho ra máu thì có thể bị viêm phổi khiến thai nhi thiếu oxy, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Các bác sĩ khuyên rằng, nếu bà bầu bị ho nên kiềm chế ho nhẹ hơn. Nếu không kiềm chế được thì dùng tay đỡ bụng dưới. Như vậy, bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có cảm giác thai nhi được bảo vệ.

Bà bầu bị ho ở giai đoạn nào thì cũng là bình thường, kể cả 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối. Nhưng cơn ho kéo dài thì nên đến bệnh viện để được thăm khám. Thông thường, sau khi có các dấu hiệu của cảm cúm như; Sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng,... thì sẽ xuất hiện cơn ho. Nếu mẹ bầu không chữa khỏi mà để lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu bị ho nhiều cũng mệt mỏi, ngủ không ngon. Vào cuối thai kỳ, khi mẹ bầu ho có thể són tiểu không kiểm soát, khó chịu. Do vậy, mẹ bầu bị ho cần điều trị tùy vào mức độ và nguyên nhân để tránh kéo dài, có biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe thai phụ.

Cần làm gì khi bà bầu bị ho

vicare.vn-ba-bau-bi-ho-co-anh-huong-gi-toi-thai-nhi-hay-khong-body-1

Bà bầu rất dễ bị ho vì sức đề kháng kém đi so với lúc chưa mang thai. Ngoài ra, khi thai nhi ở tháng thứ 6 phát triển, chèn lên phổi khiến mẹ bầu khó thở, ho, nhất là khi ngủ. Do đó, khi bị ho, mẹ bầu cần:

  • Đi khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
  • Khi ho kèm sốt, tức ngực, có đờm, khó thở thì mẹ bầu có thể áp dụng các phương thuốc dân gian như: Uống nước mật ong chanh đào, trà gừng mật ong, nước củ cải trắng,...
  • Nên nghỉ ngơi, tránh đến nơi đông người, sử dụng khẩu trang khi ra đường.
  • Súc miệng nước muối sinh lý, vệ sinh tai, mũi hàng ngày để tránh biến chứng chéo.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
  • Nếu ho dai dẳng, kéo dài không khỏi kèm dấu hiệu sốt, có đờm, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể dấu hiệu các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao,...

Bà bầu bị ho cần điều trị sớm, không để kéo dài nhằm tránh biến chứng nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe bản thân.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị cảm - nỗi ám ảnh trong lúc giao mùa
  • Bà bầu có nguy cơ bị lây bệnh tay chân miệng hay không?