Bà bầu bị cường giáp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?
Cường giáp là căn bệnh không xảy ra phổ biến (cứ 1500 phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc phải). Tuy vậy hậu quả mà nó mang đến lại vô cùng nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì thế các bà bầu bị cường giáp hãy trang bị kiến thức kịp thời để đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
Bà bầu bị cường giáp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?
Cường giáp là căn bệnh không xảy ra phổ biến (cứ 1500 phụ nữ mang thai thì có 1 người mắc phải). Tuy vậy hậu quả mà nó mang đến lại vô cùng nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì thế các bà bầu bị cường giáp hãy trang bị kiến thức kịp thời để đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
1. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh cường giáp
- Basedow: Như chúng ta đã biết ở trong cơ thể mỗi người có một bức tường rào kiên cố gọi là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch này có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài. Thế nhưng đôi khi hệ miễn dịch này lại tự tấn công và hủy hoại các tế bào trong cơ thể. Lúc này ta gọi đó là các căn bệnh tự miễn. Một ví dụ điển hình cho căn bệnh tự miễn là bệnh basedow - gây ra cường giáp trong thời kỳ mang thai. Lúc này kháng thể hoạt động giống hormone kích thích tuyến giáp, làm sản sinh ra hooc môn T3 và T4 nhiều hơn bình thường. Tình trạng này khá hiếm gặp và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, tình trạng cường giáp có thể được theo dõi kỹ càng.
- Tuyến giáp có chứa u độc: Các u, bướu dần được hình thành và phát triển trong tuyến giáp, gây ra mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể
- Viêm tuyến giáp: Bệnh này làm cho tuyến giáp sản sinh ra lượng hormone quá mức. Rối loạn tuyến yên hoặc số lượng các tế bào ung thư gia tăng trong tuyến giáp cũng dẫn đến tình trạng sản sinh ra nhiều lượng hormone.
2. Những biểu hiện của bệnh cường giáp.
- Mệt mỏi hay cáu bẳn và khẩu vị ăn bị thay đổi
- Buồn nôn , nôn ói
- Nhịp tim tăng
- Cảm giác khó chịu với nhiệt độ
- Hoa mắt, chóng mặt
- Vã , đổ nhiều mồ hôi
- Thị lực kém đi
- Đường huyết tăng
- Xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng bụng
- Phù đại tuyến giáp
- Tiểu nhiều và có thể bị tiêu chảy kéo dài do tăng co bóp ở nhu động ruột
- Đặc biệt xét nghiệm thấy lượng hormone ở tuyến giáp tăng cao
3. Ảnh hưởng của bệnh cường giáp đến phụ nữ có thai
Bệnh cường giáp nếu không được chữa trị kịp thời trong giai đoạn mang thai sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho mẹ và bé
- Suy tim sung huyết
- Trong suốt tháng cuối thai kỳ những người bị cường giáp có nguy cơ cao huyết áp nghiêm trọng hơn so với những người bình thường
- Có nguy cơ sinh non, thậm chí có thể sảy thai
- Trẻ bị nhẹ cân, thiếu cân khi sinh
Nếu những người đã từng mắc chứng basedow thì khả năng cao TSI vẫn còn tồn tại trong máu cho dù lượng hormone tuyến giáp vẫn hoạt động bình thường. Lúc này kháng thể TSI trong cơ thể người mẹ sẽ truyền sang con thông qua nhau thai và vào trong mạch máu của thai nhi, từ đó nó thúc đẩy, kích thích tuyến giáp của đứa trẻ
Những vấn đề về tuyến giáp khi mang thai có thể sẽ gây ra bệnh cường giáp cho thai nhi, làm cho em bé trong bụng có nguy cơ cao về bệnh như:
Nhịp tim cao, suy tim, dính khớp sọ sớm, cân nặng phát triển chậm, khó thở... Tuy nhiên bệnh cường giáp ở thai nhi được kiểm soát nếu bạn đang dùng thuốc anti-thyroid do tác động của thuốc lên nhau thai.
4. Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh
Để kết luận bệnh cường giáp khi mang thai nếu thấy có các triệu chứng kể trên chúng ta cần tiến hành xét nghiệm để đo nồng độ hooc môn T3, T4 trong máu
Các loại xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tuyến giáp: gồm 3 loại
- TSH: Khi bạn thấy có các bất thường trong những triệu chứng kể trên thì xét nghiệm cần làm đầu tiên là xét nghiệm chỉ số TSH. Nếu chỉ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép thì đây có thể coi là báo hiệu khả năng cao bạn đã mắc bệnh cường giáp. Để bác sĩ có thể kết luận chính xác thì bạn cần làm thêm các xét nghiệm liên quan đến bệnh này. Bởi trong thời kỳ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ nồng độ TSH trong máu có thể giảm
- T3 và T4: Khi nồng độ TSI dưới mức bình thường xét nghiệm tiếp theo cần làm là xác định lượng hooc môn T3 và T4. Nếu chỉ số này ở mức cao hơn bình thường thì khả năng cao bạn đang bị cường giáp
- TSI: Xét nghiệm này giúp bạn xác định sự có mặt của TSI trong máu nếu trước đây bạn đã từng bị basedow.
5. Cách điều trị cho các bà bầu bị cường giáp
Để đảm bảo an toàn cho sự phát triển thai nhi việc điều trị bệnh cường giáp khi mang thai cần được hạn chế. Đặc biệt trong trường hợp chỉ số TSH thấp và chỉ số T4 ở mức bình thường thì các mẹ không nhất thiết phải điều trị. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị khi nhịp tim quá nhanh cần phải điều hòa lại
Các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây khi mắc bệnh cường giáp:
Hiện nay để điều trị bệnh cường giáp các mẹ thường được bác sĩ cho sử dụng các loại anti-thyroid, loại thuốc hiệu quả trong việc kìm hãm sự sản sinh các loại hormone tuyến giáp
Tuy nhiên khi dùng thuốc bạn có thể gặp phải :
- Các tác dụng phụ của thuốc gây ra
- Bạn có thể bị mẩn ngứa, nổi mề đay, giảm chỉ số WBC (chỉ số biểu thị số lượng bạch cầu trong một thể tích máu)
Do vậy các bác sĩ khuyến cáo rằng:
- Dừng sử dụng thuốc ngay khi bạn có các triệu chứng: đau bụng, mệt mỏi, khẩu vị thay đổi, đau rát họng, sốt, vàng da, người bị phát ban
- Trường hợp phải dùng thuốc anti-thyroid liều cao để điều trị thì bạn không nên cho con bú trong giai đoạn này
Về cơ bản cường giáp là bệnh được các bác sĩ đánh giá là lành tính và có thể điều trị dứt điểm. Đối với những bệnh nhân bình thường không mang thai thời gian điều trị bệnh chỉ kéo dài từ 4-6 tuần. Còn với những trường hợp đang mang thai thì các mẹ cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để giảm tối thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới em bé.
6. Top 5 địa chỉ khám và điều trị bệnh cường giáp đáng tin cậy cho các mẹ bầu:
6.1. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Địa chỉ: 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: 02439743556
Khi đến Vinmec bạn sẽ được khám chữa bệnh bởi một đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, các bác sĩ có chuyên môn có tay nghề cao, các bạn dược sĩ, điều dưỡng nhiệt huyết, tận tâm, phục vụ người bệnh mang tính chuyên nghiệp. Luôn đặt người bệnh làm trung tâm coi bệnh nhân như người thân trong nhà. Tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân khi đến khám và chữa bệnh tại đây.
Đến đây các bạn được khám, chữa bệnh bằng các thiết bị y khoa tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới. Các thiết bị ở Vinmec tương đương với các bệnh viện hàng đầu của Mỹ, Anh, Nhật, Singapore... để hỗ trợ tối đa cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
6.2. Bệnh viện nội tiết Trung Ương
- Địa chỉ: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
Bệnh viện nội tiết trung ương là tuyến cuối điều trị nội tiết và rối loạn chuyển hóa. điều trị hầu hết các bệnh nội tiết ở mức độ vừa và nhẹ.Đây cũng có thể là một trong những lựa chọn đối với các mẹ mang thai bị mắc bệnh cường giáp
6.3. Khoa nội tiết- Đái tháo đường- Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Tầng 6 -số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Khoa nội tiết- đái tháo đường ở viện bạch mai chuyên thăm khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên khoa nội tiết:
- Khám và điều trị bệnh lý nội tiết, đặc biệt là bệnh đái tháo đường và bệnh tuyến giáp
- Chẩn đoán và điều điều trị các bệnh nội tiết thai kỳ
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán.
Xem thêm:
- Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
- Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
- Bệnh cường giáp có biểu hiện gì và có nguy hiểm không?