Bà bầu bị cúm khi mang thai: Chớ coi thường
Cảm cúm là bệnh thông thường hay gặp mà mọi người dân đều có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên bà bầu bị cúm trong thời kỳ đang mang thai không chỉ nguy hiểm đối với bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin về căn bệnh này.
Bà bầu bị cúm khi mang thai: Chớ coi thường
1. Nguyên nhân bà bầu bị cúm khi mang thai
Theo các bác sĩ cho rằng, mắc cúm trong thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là rất nguy hiểm. Lúc này hệ miễn dịch của người mẹ bị yếu đi gặp lúc thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để virus cúm tấn công. Ngoài ra, bà bầu bị cúm có thể do có sự thay đổi về hệ nội tiết trong quá trình mang thai làm cho sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh tật bị yếu đi. Do đó, khi người mẹ mắc cúm thì thời gian khỏi bệnh thường lâu hơn so với người bình thường.
2. Bà bầu bị cúm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
- Nếu bà bầu bị cúm do nhiễm virus Rubella thì đây là trường hợp rất nguy hiểm sẽ tăng khả năng mắc Rubella cho bẩm sinh cho thai nhi lên đến 90%. Virus này có thể gây dị tật, để lại di chứng ảnh hưởng đến thị giác và hệ thần kinh của thai nhi. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên người mẹ nên bỏ thai.
- Nếu mẹ mắc cúm và ở trong tình trạng cúm nặng, sốt cao nhiễm khuẩn do virus gây ra thì có khả năng bị sảy thai hoặc thai lưu.
- Virus cảm cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thủy tinh thể mắt, hở hàm ếch, hội chứng down...
- Có sự liên quan giữa việc mẹ mắc cúm và khả năng phát triển về tâm thần của trẻ sau này do não bộ của thai nhi dễ bị tổn thương do những ảnh hưởng từ mẹ trong 5 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân là các kháng thể cúm của mẹ đi qua nhau thai và gây nên những tác động đến hệ miễn dịch còn non yếu của bào thai.
- Nguy hiểm hơn là một số mẹ bầu thường chủ quan và tự ý đi mua thuốc để uống. Một số loại thuốc sẽ đầu độc hệ thần kinh trung ương của thai nhi cũng như ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai của người mẹ. Tuy nhiên có một số bà mẹ ý thức rằng dùng thuốc điều trị là không tốt nhưng vẫn uống vì nghĩ “uống ít sẽ không ảnh hưởng gì” hoặc thậm chí không biết nên làm gì khi bị cúm.
3. Khi bà bầu bị cúm nên làm gì?
- Dùng thuốc điều trị cúm khi đang mang thai thường không được bác sĩ khuyên dùng vì gây hại cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Đa số các loại thuốc đều có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật hay nhiễm độc thai nhi.
- Khi bà bầu mắc cúm cần có biện pháp hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh, loại trừ mầm bệnh nhanh chóng, đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho cơ thể như: chườm nóng vùng trán, uống nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể.
- Khi phát hiện có những biểu hiện của cúm như sốt, nhức mỏi , đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, ớn lạnh... thì cần đi đến khám bác sĩ để có những hướng điều trị thích hợp nhất.
4. Phòng ngừa cúm ở bà bầu như thế nào?
- Cần lưu ý đến các nguồn lây lan bệnh. Không nên đi đến những nơi đông người vào thời điểm giao mùa, không tiếp xúc với gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Để phòng tránh cảm cúm, bà bầu nên bổ sung Vitamin C nhất là từ nguồn hoa quả, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Bà bầu phải luôn luôn giữ gìn sức khỏe, hạn chế đi ra ngoài khi trời chuyển hay mưa nắng thất thường. Khi ngủ, không nằm thẳng hướng luồng gió thổi vào mặt để tránh bị gió lùa.
Xem thêm:
- Mẹ bầu làm 3 việc này rất dễ gây tổn thương cho não thai nhi
- Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm?
- Tại sao phụ nữ mang thai phải có chế độ dinh dưỡng đặc biệt?