Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?

Bị chuột rút là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này khiến mẹ bầu rất lo lắng và khó chịu. Vậy nguyên nhân của các cơn chuột rút là gì? Bà bầu bị chuột rút là do thiếu chất gì? Hay khi bà bầu bị chuột rút thì phải làm sao? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây.

Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?

Bị chuột rút là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này khiến mẹ bầu rất lo lắng và khó chịu. Vậy nguyên nhân của các cơn chuột rút là gì? Bà bầu bị chuột rút là do thiếu chất gì? Hay khi bà bầu bị chuột rút thì phải làm sao? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay sau đây.

1. Chuột rút là gì?

  • Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau đớn dữ dội ở một bắp thịt, làm cho người bị ngay lập tức không cử động tại bắp đó được nữa.
  • Chuột rút có thể gặp ở nhiều độ tuổi và đối tượng, đặc biệt ở phụ nữ mang thai.
  • Bà bầu bị chuột rút vào những tuần đầu của thai kỳ và thường bị chuột rút ở vùng bụng.
  • Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị chuột rút tại bắp chân.

2. Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút.

2.1 Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút vùng bụng

  • Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp các cơn chuột rút tại vùng bụng.
  • Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, điều này làm tăng áp lực lên các mạch máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến các chi. Chính điều này đã gây nên các cơn đau nhức cho bà bầu.
  • Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề khó chịu cho mẹ bầu.

2.2 Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút ở chân

  • Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ tăng lên theo từng giai đoạn, khiến áp lực của cơ thể lên hai chân ngày càng lớn. Do đó có thể dẫn đến tình trạng chuột rút ở chân do cơ bắp đang phải chịu sự mệt mỏi khi nâng đỡ toàn bộ cơ thể của mẹ và bé.
  • Chuột rút ở chân có thể xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi và tình trạng này có thể ngày càng diễn ra nhiều hơn, kể cả ngày lẫn đêm.

2.3 Chuột rút do thiếu chất

  • Một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút đó là do thiếu các chất khoáng. Trong đó chủ yếu là do thiếu canxi. Ở các giai đoạn phát triển của thai kỳ, cơ thể mẹ luôn cần cung cấp một lượng đủ canxi giúp cho sự hình thành và phát triển của bé. Do đó, nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút liên tục, gây đau đớn và khó chịu.
  • Một số mẹ bầu còn bị thừa photpho, thiếu magie, kali gây rối loạn cân bằng điện giải. Thiếu hụt các chất này hay thừa chất photpho cũng làm cho nguy cơ bị chuột rút ở mẹ bầu tăng lên đáng kể.

3. Khi bà bầu bị chuột rút phải làm sao?

Chuột rút luôn làm cho mẹ bầu cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy cách xử lý khi gặp phải tình trạng bà bầu bị chuột rút là gì? Bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

  • Đầu tiên, đó là phải cung cấp đủ các khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Bạn nên bổ sung canxi và magie trong thai kỳ để làm giảm và ngăn chặn các triệu chứng chuột rút. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi không đúng liều lượng có thể gây ra các bệnh lý về thận. Do đó, khi bổ sung canxi cũng như các khoáng chất cho cơ thể, bạn nên đi khám bác sĩ. Làm các xét nghiệm định lượng canxi trong máu, từ đó, có phương án bổ sung canxi một cách hợp lý nhất. Không nên tự dùng các thuốc bổ sung canxi hay magie tại nhà mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Tránh ngồi hay nằm quá lâu ở một tư thế: khi bạn ngồi hay nằm quá lâu sẽ làm cho các mạch máu bị đè nén trong một thời gian dài, từ đó có thể dẫn đến việc máu không được lưu thông đều xuống chân, gây cảm giác tê bì hay chuột rút. Tình trạng này cũng hay gặp ở người bình thường nếu nằm hay ngồi lâu tại một vị trí.
  • Nên co duỗi các bắp chân, thường xuyên vận động: mẹ bầu có thể thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng, hoặc các bài thể dục dành riêng cho bà bầu. Việc này không những khiến cơ thể mẹ bầu thấy thoải mái, mà còn giúp lưu thông mạch máu trong cơ thể, giúp hạn chế tối đa tình trạng chuột rút.
vicare.vn-ba-bau-bi-chuot-rut-la-thieu-chat-gi-body-1
  • Thực hiện các động tác xoay tròn các khớp bàn chân ( tại vị trí mắt cá chân): thực hiện động tác xoay tròn các khớp bàn chân từ trái sang phải sau đó ngược lại. Việc thực hiện như vậy giúp bàn chân lưu thông máu tốt hơn, tránh đc tình trạng chuột rút cũng như đau mỏi, tê bì chân ở mẹ bầu.
  • Nên tích cực đi dạo, đi bộ: tích cực đi dạo, đi bộ, ở những nơi có không khí trong lành là điều rất tốt, giúp hệ hô hấp của mẹ hoạt động hiệu quả, tăng cường lưu thông máu, giảm được các mệt mỏi, stress, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ bà bầu bị chuột rút.
  • Tránh làm việc quá sức, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái vì khi cơ thể bạn mệt mỏi, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại gây ra các tác động xấu cho cả mẹ và bé.
  • Các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái sẽ tăng cường lưu thông máu đến thai nhi, đồng thời cũng làm giảm tình trạng chuột rút.
  • Uống nước thường xuyên và đầy đủ: nước là dung môi hòa tan, là chất dẫn truyền các chất trong cơ thể. Để cơ thể trong tình trạng thiếu nước sẽ khiến quá trình vận chuyển canxi diễn ra chậm hơn, có thể gây ra tình trạng chuột rút cũng như các vấn đề sức khỏe không tốt khác.
  • Khi bị chuột rút, dùng một chút nước ấm lau lên phần cơ đang co sẽ làm dịu nhanh cơn đau do chuột rút. Mẹ bầu không nên sử dụng dầu gió, dầu gió có thể làm cho tình trạng chuột rút diễn ra nặng hơn và có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều magie như dưa lê, su su. Trong hai loại quả này có rất nhiều magie. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu magie chiếm 30% nguyên nhân dẫn đến chuột rút ở phụ nữ mang thai.
vicare.vn-ba-bau-bi-chuot-rut-la-thieu-chat-gi-body-2

Với các thông tin liên quan đến tình trạng bà bầu bị chuột rút vừa nêu, hy vọng mẹ bầu đã có được những kiến thức cơ bản về hiện tượng chuột rút rất hay gặp trong suốt thai kỳ, từ đó có được các phương pháp ăn uống, chăm sóc cũng như nghỉ ngơi phù hợp để hạn chế được tình trạng khó chịu này.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị chuột rút khi đi bơi và những cách “giải cứu”
  • Làm gì khi bị chuột rút
  • 5 nguyên nhân vì sao bạn dễ bị chuột rút mà bạn không ngờ tới