Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ đối diện với rất nhiều thay đổi. Các bà bầu luôn cố gắng bằng mọi cách đảm bảo cho sự an toàn và phát triển tốt nhất cho thai nhi trong bụng. Những hiện tượng bất thường khi mang thai như tiêu chảy, táo bón, ho hay việc bà bầu bị chảy máu cam đều khiến chị em lo lắng.

Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi không? Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi không?

Trong đó, bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm và ảnh hưởng tới thai nhi không là băn khoăn của nhiều người.

Tại sao bà bầu bị chảy máu cam?

Bà bầu bị chảy máu cam thường ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự thay đổi sinh lý, hàm lượng hormone nội tiết tố estrogen và progesterone kích thích sự giãn nở của các mạch máu. Đồng thời khi mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất nhiều máu hơn để nuôi dưỡng bào thai. Lúc này một vài sự mất cân bằng trong lưu lượng máu đã ít nhiều gây áp lực lên các mạch máu, và các mạch máu trong mũi cũng không ngoại lệ.

Những bà bầu bị tăng huyết áp khi mang thai cũng có nguy cơ chảy máu mũi. Huyết áp tăng dẫn đến áp lực ở thành mạch tăng, làm nứt vỡ thành mạch và gây ra chảy máu cam. Rối loạn đông máu cũng làm bà bầu bị chảy máu cam.

Một số bà bầu bị mẫn cảm với thời tiết, nhất là khi mùa đông đến khiến màng nhầy trong mũi nhiều khả năng bị sưng và khô do lạnh. Cách mạch máu trong mũi bị thương tổn do cảm cúm, cảm lạnh, ho và hắt hơi, sổ mũi liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ làm các mạch máu mũi bị vỡ, gây chảy máu cam như các bà bầu hay thấy.

vicare.vn-ba-bau-bi-chay-mau-cam-co-nguy-hiem-va-anh-huong-toi-thai-nhi-khong-body-1

Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bà bầu bị chảy máu cam một vài lần ở thời kỳ đầu hoặc giữa của quá trình mang thai, máu ngừng chảy nhanh chóng thì không có gì đáng lo ngại và không gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này có thể biến mất sau khi bạn đã sinh em bé. Điều quan trọng lúc này là tìm cách cầm máu, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi để hiện tượng chảy máu cam không lặp lại.

Tuy nhiên, nấu bà bầu bị chảy máu cam với tần suất nhiều và đột ngột, đặc biệt ở tam nguyệt cá cuối cùng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ gây xuất huyết sau sinh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bà bầu bị chảy máu cam giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ có tỷ lệ xuất huyết sau sinh cao, lên tới 10% (trong khi thai phụ khỏe mạnh chỉ ở mức 6%). Để hạn chế biến chứng do xuất huyết sau sinh, gây mất máu, dẫn đến tử vong, bà bầu cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và có hướng khắc phục.

Bà bầu bị chảy máu cam liên tục, thường xuyên sẽ dẫn đến mất máu, thiếu máu và suy nhược cơ thể mẹ và bé. Khi máu cam chảy liên tục quá 20 phút, không thể cầm máu được thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này có thể tác động đến sự phát triển và an toàn của thai nhi.

Một vài trường hợp bà bầu bị chảy máu cam nặng (máu trào ngược vào khoang miệng) cần được đưa đi cấp cứu kịp thời, can thiệp sớm để không nguy hiểm đến thai phụ và em bé trong bụng.

Cần làm gì khi bà bầu bị chảy máu cam

Xử lý tại chỗ để máu ngưng chảy

Bà bầu bị chảy máu cam nên tìm hiểu trước để có kỹ năng về vấn đề này. Trước tiên, thai phụ cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn. Sau đó các mẹ hãy ngồi xuống, dùng ngón tay ấn và cánh mũi một lúc để cầm máu. Các chuyên gia khuyến cáo, nghiêng người về phía trước để máu chảy ra ngoài sẽ tốt hơn là chảy ngược vào trong xuống cổ họng. Nếu chẳng may máu chảy xuống họng thì phải nhổ ra để tránh kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn ói ở bà bầu.

Ngoài ra, nếu máu cam chảy ít có thể áp dụng thêm cách chườm khăn mặt lạnh hoặc túi đá lên mũi để làm co mạch máu. Nếu đã làm tất cả biện pháp trên mà máu vẫn chảy thì cần đến bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Dù bà bầu bị chảy máu cam tiến triển ở mức độ nào thì bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn kỹ càng, kiểm tra tình trạng sức khỏe và có hướng can thiệp nếu bệnh có khả năng gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Như đã nói ở trên, bà bầu bị chảy máu cam có thể dẫn đến xuất huyết sau sinh, do đó bạn không nên chủ quan hoặc tự ý điều trị tại nhà.

Trong trường hợp thai phụ bị chảy máu cam do huyết áp tăng cần đến ngay bác sĩ sản khoa để được theo dõi và điều trị tích cực. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và tránh thói quen lo lắng để giảm bớt tình trạng cao huyết áp.

Không tự ý dùng thuốc điều trị chảy máu cam

Bà bầu bị chảy máu cam tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Vì việc này không hề đơn giản và chúng có thể gây hại cho bà bầu và thai nhi với hậu quả khó lường. Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa Sản để được thăm khám, kê đơn hoặc tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất. Các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng khi nghĩ rằng có bầu thì không được dùng thuốc. Bác sĩ sẽ lựa chọn và cho bạn loại thuốc không ảnh hưởng đến em bé.

vicare.vn-ba-bau-bi-chay-mau-cam-co-nguy-hiem-va-anh-huong-toi-thai-nhi-khong-body-2
Bà bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị chảy máu cam

Uống nhiều nước

Khi thời tiết lạnh, mũi của bạn sẽ dễ bị khô. Chính vì vậy hãy uống nước nhiều hơn bình thường để bà bầu không bị mất nước, tăng cường tuần hoàn trao đổi chất, thông mũi, mũi không bị khô. Có thể uống nhiều loại nước như: nước lọc, nước ấm, sữa hoặc nước ép trái cây đều tốt.

Vitamin C và thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu bị chảy máu cam

Bà bầu bị chảy máu cam nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất có trong hoa quả, rau xanh. Các loại thức ăn giàu vitamin C cũng được khuyến khích sử dụng thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch như cam, quýt, bưởi, cà rốt, ớt chuông, ... Các loại dinh dưỡng, củ quả bổ máu như thịt bò, củ dền cần thường xuyên có trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra, bà bầu có thể uống thêm viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn hiện tượng chảy máu cam khi mang thai.

Quan trọng hơn cả là bà bầu cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để thể trạng được tốt nhất. Không nên căng thẳng, làm việc quá sức vì điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mẹ và bé.

Xem thêm:

  • Bà bầu nên làm gì vào buổi sáng mùa đông để thai nhi khỏe mạnh?
  • 13 thực phẩm bà bầu không nên ăn để bảo vệ thai nhi
  • Mách nhỏ cách trị táo bón ở bà bầu hiệu quả