Bà bầu bị cảm - nỗi ám ảnh trong lúc giao mùa
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm với mọi bà bầu. Trong đó bà bầu bị cảm là hiện tượng rất phổ biến - nhất là trong thời điểm giao mùa. Làm thế nào để giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và bé - cùng Vicare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bà bầu bị cảm - nỗi ám ảnh trong lúc giao mùa
Vì sao bà bầu bị cảm?
Do khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bà bầu trở nên suy giảm. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, các loại virus, vi khuẩn, cùng các tác nhân gây bệnh khác sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh lý khó lường. Đặc biệt là các chủng virus cúm A, B gây bệnh cảm cúm hay cảm lạnh theo mùa. Tuy triệu chứng có phần giống nhau nhưng không như cảm lạnh có thể tự hết sau 5-7 ngày. Cảm cúm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách.
Triệu chứng khi bà bầu bị cảm
Các triệu chứng cảm lạnh ở bà bầu gồm:
- Hắt hơi
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau họng
- Ho nhẹ
- Nhức đầu hoặc đau cơ nhẹ
- Mệt mỏi, khó chịu nhẹ.
Cảm lạnh thường kéo dài trong vài ngày và thường nhẹ hơn cúm. Sức khỏe bà bầu thường cải thiện tốt sau 7 đến 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.
Các triệu chứng cảm cúm ở bà bầu gồm:
- Sốt nhẹ hoặc cao từ 39 - 40 oC
- Ho khan, tức ngực
- Viêm họng
- Ớn lạnh
- Đau cơ, đau đầu, nhức mỏi người
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi
- Mệt mỏi, khó chịu kéo dài đến hai tuần.
Các triệu chứng cảm cúm xảy ra nhanh chóng nhưng có xu hướng tăng nặng và kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Bà bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa lạnh. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh cúm khi mang thai có thể tiến triển thành các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, kích thích co bóp tử cung gây hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm và tăng nguy cơ bị dị tật ở thai nhi nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Phải làm gì khi bà bầu bị cảm
Thăm khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng cảm
Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ, bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bị cảm để được tư vấn kỹ càng và được kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp điều trị cụ thể. Các bệnh truyền nhiễm có thể gây biến chứng nguy hiểm, do đó bạn không nên chủ quan hay tự điều trị như các cách thông thường.
Không tự ý dùng thuốc điều trị cảm
Sau khi được thăm khám các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp hoặc tư vấn các phương pháp điều trị khác bởi việc dùng thuốc trị cảm cho bà bầu không hề đơn giản vì hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả bà bầu và thai nhi. Do đó, bà bầu không được tự ý mua thuốc về sử dụng và tuyệt đối không nên dùng các thuốc sau:
❖ Thuốc chống virus: Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel - có thể gây nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.
❖ Thuốc giảm đau: Aspirin và ibuprofen - có thể gây xuất huyết.
❖ Thuốc tiêu đờm Guaifenesin và ức chế ho Dextromethorphan: có gây các biến chứng trong thai kỳ khi thử nghiệm trên động vật.
Không xông hơi ở nhiệt độ cao:
Nhiều người cho rằng xông hơi giải cảm rất tốt cho bà bầu, tuy nhiên các bác sĩ lại cho rằng việc này không tốt như mọi người nghĩ vì:
➢ Khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông nóng làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh khiến cho nước ối cũng bị ảnh hưởng. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa oxy cung cấp cho thai nhi.
➢ Nhiệt độ tăng cao khiến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
➢ Bà bầu có thể bị chóng mặt, ngạt thở, hoặc hạ huyết áp nếu xông hơi quá lâu.
➢ Nồi nước nóng dễ gây bỏng nếu bất cẩn.
Uống nhiều nước
Khi bị cảm bà bầu nên uống nhiều nước như: nước lọc, nước ép trái cây, sữa... đặc biệt là nước ấm. Giúp tăng cường tuần hoàn trao đổi chất, loãng dịch đờm, thông mũi.
Súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, sử dụng an toàn cho bà bầu. Mỗi ngày nên súc miệng nước muối kết hợp nhỏ mũi khoảng 3-4 lần giúp giảm triệu chứng viêm họng và nghẹt mũi hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ chất và vitamin C
Bà bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như súp gà, rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi... để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra bà bầu có thể dùng các bài thuốc dân gian như:
● Ăn hoặc uống nước ép tỏi
● Uống nước chanh ấm pha mật ong, gừng
● Uống nước lá kinh giới, tía tô
● Ăn cháo hành tây, tía tô nóng
Giữ vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi đầy đủ:
Bà bầu nên hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, khi ngủ nên kê gối cao để giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm.
Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm
Các virus gây cảm lạnh hay cảm cúm có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Do đó, bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm hoặc nơi đông người bệnh.
Hy vọng các cách trên đây sẽ giúp bà bầu tự chăm sóc và trị cảm hiệu quả ngay tại nhà. Để bệnh cảm không còn là nỗi lo lắng đối với các bà bầu và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Nên khám thai định kỳ thường xuyên hoặc ngay khi có các dấu hiệu cảm cúm tại các cơ sở hoặc bệnh viện uy tín sau để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi, tư vấn và điều trị bệnh kịp thời:
Gợi ý các điểm khám khi bà bầu bị cảm
Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec
Với mong muốn đem lại dịch vụ chăm sóc đặc biệt và tốt nhất cho các bà mẹ và em bé ngay từ lúc mang thai đến khi sinh nở. Khoa Sản Phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ tư vấn, theo dõi và chăm sóc chu đáo cho các bà bầu trong suốt thai kỳ cùng:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng giàu kinh nghiệm làm việc tại các môi trường y tế quốc tế.
- Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý của sản phụ bằng các phương pháp hiện đại.
- Hệ thống phòng khám và siêu âm được trang bị máy móc hiện đại.
- Hệ thống phòng sinh cao cấp, tiện nghi, tiêu chuẩn khách sạn quốc tế.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
- Địa chỉ liên hệ: 458 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Hotline: 024 3974 3556
Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM)
Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM
- Hotline: 028 3622 1166
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Là một trong những địa chỉ được đánh giá khám thai tốt ở Hà Nội. Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại.
Địa chỉ liên hệ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024-3825-2161
Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Bạch Mai
Khoa có nhiệm vụ và chức năng thăm khám, hội chẩn và xử trí các trường hợp có thai kèm theo bệnh nội, ngoại khoa.
Với thiết bị siêu âm 2D, 4D, chẩn đoán trước sinh các dị tật bẩm sinh của thai nhi; tư vấn tiền sản; thực hiện các đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó và phẫu thuật mổ lấy thai, đẻ không đau; khám, tư vấn, điều trị cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và thực hiện các kỹ thuật trong điều trị vô sinh, chọc hút noãn...
Địa chỉ liên hệ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024-3868-6986
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I và địa chỉ tin cậy của phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám và siêu âm thai. Bệnh viện liên tục cập nhật các phương pháp và kỹ thuật mới theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Địa chỉ liên hệ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024-3834-3181
Xem thêm:
- Mách các mẹ bầu một số địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội
- Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu