Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không

Nghẹt mũi, chảy mũi là các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu kèm các triệu chứng khác như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ho khan.. thì có thể bà bầu đã bị cảm lạnh. Vậy bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không? Thuốc trị cảm lạnh trong thai kỳ có an toàn không? Phương pháp phòng ngừa cảm lạnh cho bà bầu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không

Triệu chứng của bà bầu bị cảm lạnh

Bà bầu thường trải qua các triệu chứng giống như cảm lạnh, thường là nghẹt mũi, chảy mũi. Điều này thường gặp ở phụ nữ mang thai, vì sự thay đổi hormone sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.

Nếu bà bầu không kèm theo các triệu chứng khác, bà bầu này không bị cảm lạnh.

Một số các triệu chứng đi kèm nổi bật của bà bầu bị cảm lạnh bao gồm:

  • Hắt hơi
  • Chảy mũi
  • Đau họng
  • Khàn giọng
  • Ho khan

Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu thường kém hơn, nên hay bị hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh. Vậy bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà bầu, đặc biệt những bà bầu mang thai trong suốt mùa đông. Bị cảm lạnh trong thai kỳ thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Cảm lạnh là bệnh lý nhẹ nhàng, lành tính, mà hệ miễn dịch cơ thể của bà bầu dễ dàng chống chọi được.

Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể mẹ và tình trạng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng thai nhi. Nếu bà bầu có sốt trên 38 độ, kèm các dấu hiệu khác của nhiễm trùng như ho khạc đờm, đau họng, đau bụng, hay cảm lạnh kéo dài trên 2 tuần..., thì bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay. Sốt trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, bị đánh giá là nguy hiểm với bà bầu.

Điều trị bằng thuốc cho bà bầu bị cảm lạnh

vicare.vn-ba-bau-bi-cam-lanh-co-nguy-hiem-khong-body-1

Sử dụng thuốc trị cảm lạnh thường chỉ cần loại không kê toa. Khi mang thai, một số điều cần lưu ý để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và con.

Thuốc giảm đau

Đau là triệu chứng cần được điều trị vì nó có thể dẫn đến stress tinh thần, tăng huyết áp và thậm chí trầm cảm trong thai kỳ. Các thuốc giảm đau không cần kê toa bao gồm acetaminophen và NSAIDs như ibupeofen.

Những nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng thuốc giảm đau trong thai kỳ đã được FDA ghi nhận, vì thế việc sử dụng thuốc giảm đau cho bà bầu nên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ:

NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai trong nửa đầu thai kỳ

Thuốc nhóm opiods có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh thai nhi khi sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Sử dụng Acetaminophen trong thai kỳ có thể liên quan đến nguy cơ cao hội chứng tăng động ở trẻ em.

Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho như dextromethorphan loại không kê toa. Những loại thuốc này thường an toàn cho phụ nữ mang thai ở liều lượng thích hợp, nhưng biện pháp giảm ho không dùng thuốc luôn là ưu tiên hàng đầu.

Trước khi sử dụng thuốc giảm ho, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thảo mộc, súc họng bằng nước bạc hà để giảm nhẹ ho hay đau họng.

Thuốc chống dị ứng

Theo tạp chí Pharmacology and Pharmacotherepeutics, không loại thuốc chống dị ứng nào có sẵn cho tới hiện nay được xếp vào nhóm an toàn sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Hai loại thuốc cyproheptadine và chlorpheniramine có thể gây ra 1 số tác dụng phụ nhẹ cho bầu, nhưng chỉ là thoáng qua, không có liên quan đến bất kỳ khuyết tật bẩm sinh thai nhi. Tuy vậy, các loại thuốc chống dị ứng được khuyến cáo không nên áp dụng cho bà bầu.

Thuốc giải tắc nghẽn

Một số các nghiên cứu khuyến cáo rằng thuốc giải tắc nghẽn trong tam cá nguyệt thứ nhất có liên quan đến nguy cơ rối loạn chuyển dạ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác lại không cho kết quả tương tự.

Thuốc giải tắc nghẽn dạng uống được công nhận là an toàn sử dụng trong thai kỳ, nhưng bà bầu nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị không dùng thuốc cho bà bầu bị cảm lạnh

  • Nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước
  • Súc miệng với nước muối ấm, nếu bà bầu ho hoặc đau họng
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện, bạn có thể thử:
  • Xông mũi bằng nước muối sinh lý để làm lỏng đờm nhớt và dịu nhẹ niêm mạc hô hấp bị viêm
  • Hít thở không khí ấm, xông hơi hay tắm nước ấm để làm giảm tắc nghẽn
  • Ăn canh súp gà, giúp làm giảm viêm và giải tắc nghẽn
  • Uống nước ấm chanh mật ong để giảm đau họng
  • Sử dụng chườm nóng hay lạnh ở vùng xoang đau
vicare.vn-ba-bau-bi-cam-lanh-co-nguy-hiem-khong-body-2
Uống nhiều nước khi bị cảm lạnh

Phòng ngừa bà bầu bị cảm lạnh

Một trong các bước quan trọng nhất để chống lại cảm lạnh là phòng tránh bị cảm lạnh. Bác sĩ khuyến cáo rằng việc rửa tay xà phòng và nước ấm thường xuyên rất tốt, giúp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả. Đây là điều quan trọng đặc biệt sau khi bà bầu tiếp xúc với người khác hoặc những vật dụng ngoài cộng đồng như xe đẩy hàng, tay nắm cửa.

Hoạt động thể dục thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa cúm. Các hoạt động thể dục mức độ trung bình như bơi lội, đạp xe trong nhà có thể giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch và tăng chuyển hóa.

Ăn uống lành mạnh cũng là nhân tố giúp phòng ngừa cảm lạnh. Nên sử dụng thực phẩm tươi mới, kẽm, vitamin C.

Bà bầu bị cảm lạnh thì không nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và thai nhi, dù nó gây khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý 2 điều:

  • cần phân biệt cảm lạnh với cúm hoặc bệnh lý nhiễm trùng khác và việc sử dụng thuốc giải cảm.
  • Khi bà bầu bị cảm lạnh đơn thuần, bà bầu nên ưu tiên sử dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc các loại thảo mộc, hoặc nếu phải dùng thuốc thì nên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Mẹ bầu làm 3 việc này rất dễ gây tổn thương cho não thai nhi
  • Nước tiểu để lâu có thử thai được không?
  • Nguyên nhân gây não úng thủy ở thai nhi