Ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da?

Ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sự sống của muôn loài. Con người, động thực vật có quá trình trong cơ thể đều phải cần đến ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm lợi thì ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tác hại, nhất là với làn da. Vậy ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da?

Ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da? Ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da?

Ánh sáng mặt trời rất cần thiết cho sự sống của muôn loài. Con người, động thực vật có quá trình trong cơ thể đều phải cần đến ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm lợi thì ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tác hại, nhất là với làn da. Vậy ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da?

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, đặc biệt trong những ngày nắng oi bức mùa hè hiện nay.

Ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da?

Ánh sáng mặt trời bao gồm: Tia cực tím bao gồm các loại UVA, UVB, UVC, ánh sáng khả kiến và tia hồng ngoại. Trong đó, tia UVA và UVB là 2 nhân tố gây tổn thương trên da. Tuy nhiên tia UVC lại là loại tia nguy hiểm nhất đối với con người nhưng rất may nó đã bị ngăn chặn bởi tầng ozone nên chúng không có khả năng gây hại cho con người.

Tia UVB là tác nhân chủ yếu gây bị đỏ da, phỏng da, làm lão hoá da và gây ra ung thư da. Tia UVB có cường độ cao trong khoảng thời gian dao động từ 10h đến 15h hằng ngày. Bởi vậy, trong khoảng thời gian này mọi người nên hạn chế tối đa ra đường, đặc biệt trong những ngày hè oi bức, nóng nực sẽ vô cùng nguy hiểm. với những người bắt buộc phải làm việc ngoài trời, cần che chắn cẩn thận bằng các loại áo quần bảo hộ, giày để hạn chế tối đa tiếc xúc với loại tia UVB này.

Tia UVA có thể xuyên qua da sâu hơn tia UVB, gây nên những thay đổi ở mô liên kết và dẫn đến các tổn thương không thể hồi phục. Ngoài ra tia này còn là nguyên nhân chính khiến hình thành các gốc tự do làm hại tế bào.

Do đó, nếu tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời, làn da của chúng ta sẽ có nguy cơ cao bị xuất hiện các tổn thương ác tính, từ đó gây ra ung thư da.

Ung thư da là gì?

Ung thư da là kết quả của tình trạng phát triển không thể kiểm soát được các tế bào da bất thường. Bệnh xảy ra khi vùng da bị tổn thương gây thiệt hại cấu trúc phân tử ADN làm tác động lên tế bào da, gây đột biến hoặc khiếm khuyết về gen, khiến cho tế bào da nhân lên nhanh chóng và từ đó dần hình thành các khối u ác tính.

Ung thư da được chia thành 3 loại cơ bản, bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) và u hắc tố ác tính.

Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng ung thư da phổ biến nhất, thường nằm ở các khu vực vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cổ, mặt, tay, cánh tay. U hắc tố ác tính chủ yếu đề cập đến nốt ruồi và đây là loại ung thư da chết người nhất.

Ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra khiến ung thư trong miệng, trên môi, thâm chí xung quanh bộ phận sinh dục. Ngoài ra căn bệnh cũng thường bắt nguồn từ những tình trạng có từ trước như do bệnh hoặc do di truyền.

vicare.vn-anh-nang-mat-troi-gio-nao-de-gay-ung-thu-da-body-1

Các dấu hiệu khi mắc bệnh ung thư da?

1.Các nốt ruồi có kích thước không đối xứng nhau

2.Nốt ruồi có nham nhở hoặc không đều

3.Nốt ruồi ngày càng có dấu hiệu trở nên sẫm màu hơn hoặc chúng có thể thay đổi màu sắc

4.Nốt ruồi to dần lên nhanh chóng. Với những nốt ruồi lớn hơn cục tẩy đầu bút chì, bạn nên đi kiểm tra sớm để kịp thời phát hiện.

5.Nốt ruồi bị chảy máu hoặc chạm vào thấy đau

6.Nốt mụn không thấy hết ở các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng

Những nốt mụn có thể xuất hiện và bất ngờ biến mất vào lúc này hay lúc khác, nhưng nếu trên cơ thể có một vết sưng giống như mụn nhưng không hết sau một tháng hoặc hơn, thì rất có thể đó không phải là một nốt mụn thông thường. bởi vậy không nên chủ quan, bạn cần nhanh chóng đi tới các trung tâm y tế để khám, điều trị.

7.Bỗng thấy bị bầm tím ở bàn chân không khỏi

8.Phơi nhiễm với HPV

Khi bộ phận sinh dục bị nhiễm virus HPV sẽ có thể phát triển thành các tế bào vảy dẫn tới bị ung thư da

9.Xuất hiện vết loét không liền

Các vết loét xuất hiện trong vòm miệng – nguyên nhân do hút thuốc lá

10.Xuất hiện các vệt màu nâu hoặc đen dưới các móng tay hoặc móng chân

11.Da bị đóng vảy, bong tróc

Khi có các dấu hiệu như trên, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, gần nhất để kiểm tra, phát hiện sớm. Thường các dấu hiệu nghi ngờ ung thư da bác sỹ sẽ kiểm tra toàn cơ thể một cách chi tiết, đồng thời sử dụng kính hiển vi để quan sát rõ các tổn thương đáng ngờ trên bề mặt da. Ngoài ra, bác sỹ có thể cho thêm chỉ định để xét nghiệm thêm như đi chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT, MRI để chẩn đoán mức độ và tình trạng di căn của bệnh.

Sinh thiết là phương pháp cần thiết để xác định được chính xác người bệnh có bị ung thư da không. Đây là việc bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ vị trí bị tổn thương.

Cách phòng ngừa ung thư da?

vicare.vn-anh-nang-mat-troi-gio-nao-de-gay-ung-thu-da-body-2
Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài
  • Tránh ra ngoài trời nắng vào buổi trưa. Thời gian từ 10h trưa tới 15h. Như đã nói ở trên, những tia nắng mặt trời mạnh sẽ khiến là da bạn bị bỏng, cháy nắng, những tổn thương này sau một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng gây ung thư da.
  • Thường xuyên sử dụng kem chống nắng, thoa lại kem thường xuyên
  • Nên lựa chọn loại kem chống nắng SPF 15. Loại kem này sẽ giúp da chịu đựng được dưới trời nắng một khoảng thời gian gấp 15 lần so với khi không dùng kem chống nắng. Kem chống nắng có SPF 15 có thể lọc ra khoảng 93% các tia UVB chiếu đến da. Nếu lựa chọn sản phẩm kem chống nắng SPF 30 thì con số này sẽ lên tới là 97% và SPF 50 là 98%. Những loại SPF cao hơn 15 chỉ nên dùng ở những người dễ bị cháy nắng, những người nhạy cảm với ánh sáng như người bị bệnh lupus hay những người thường xuyên chơi các môn thể thao ngoài trời.
  • Bạn nên thoa nhiều kem, và thoa lại sau hai giờ hoặc tăng mức bôi thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc đổ mồ hôi. Hãy thoa kem ở mọi nơi trên cơ thể phải tiếp xúc với ánh nắng
  • Mặc quần áo chống nắng, vật dụng bảo hộ, thường xuyên khám da

Vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: Ánh nắng mặt trời giờ nào dễ gây ung thư da? Câu trả lời là từ 10h tới 15h là thời điểm dễ gây ung thư da nhất. Nếu có các dấu hiệu hay điều gì bất thường, bạn nên đi khám và báo cho bác sĩ biết. Với các thói quen gợi ý đơn giản trên, bạn có thể tối ưu hóa việc ngăn ngừa mắc ung thư da, đồng thời giữ cho làn da khỏe đẹp, rạng ngời.

Xem thêm:

  • Cafe có thể ngăn ngừa bệnh ung thư da bạn có tin điều này hay không?
  • Tại sao tia cực tím có hại cho da?
  • Hà Nội: Ung thư da khám ở đâu thì tốt?