Ảnh hưởng nằm nôi tới não của bé như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh, chiếc nôi như người bạn đồng hành và giúp bé có được giấc ngủ ngon. Vì thế từ rất lâu, đây là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những ý kiến trái chiều xoay quanh mặt lợi và hại của việc cho trẻ nằm nôi.

Ảnh hưởng nằm nôi tới não của bé như thế nào? Ảnh hưởng nằm nôi tới não của bé như thế nào?

Có người cho rằng ảnh hưởng nằm nôi tới não của bé là rất lớn, vậy sự thật có phải như thế? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Cho bé nằm nôi, nên hay không?

Một bà mẹ có nickname: MizThao đã chia sẽ trên diễn đàn webtretho.com như sau: “Gia đình em tính mua nôi cho em bé nhưng nghe nhiều người bảo nằm nôi sẽ ảnh hưởng đến não. Nên hiện giờ vợ chồng em đang phân vân không biết có nên cho em bé nằm nôi hay không? Ảnh hưởng của nằm nôi có thật sự có tác hại xấu đến sự phát triển của trẻ? Liệu không nằm nôi thì bé có ngủ được không? Các mẹ nào có kinh nghiệm thì chia sẻ cho em với nhé. Thanks các mẹ nhiều!”.

Câu hỏi này của mẹ MizThao đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ các chị em, có người nghĩ rằng nằm nôi là bình thường. Nhưng có người lại khuyên không nên nằm nôi sẽ an toàn cho bé.


vicare.vn-anh-huong-nam-noi-toi-nao-cua-be-nhu-the-nao

Cho trẻ nằm nôi là việc làm phổ biến của nhiều bậc phụ huynh

Theo GS Nguyễn Thu Nhạn - Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, trên thực tế hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào chứng minh rằng, ảnh hưởng nằm nôi tới não của trẻ. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của mình ông nghĩ rằng cho trẻ nằm nôi nhiều mà lắc mạnh cũng không nên, vì như thế dễ làm trẻ say.

Bởi khi nằm nôi trẻ sẽ bị rung lắc nhiều trong thời gian dài, đặc biệt là với trẻ 0-6 tháng tuổi. Thời điềm này, trong đầu có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển. Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.

Vậy ảnh hưởng nằm nôi tới não như thế nào?

Theo PGS. TS Ninh Thị Ứng - Trưởng khoa Thần Kinh, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết những trẻ em dưới 1 tuổi không nên cho bé nằm nôi. Vì lúc này não của các bé vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa ổn định trong hộp sọ, não chưa lắp đầy cũng như chưa ổn định trong hộp sọ.

Não của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành vì chưa được myelin hoá. Myelin là chất béo bao bọc xung quanh dây thần kinh. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng để phát triển Myelin. Myelin hoá bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kì và đến khi trẻ được 4 tuổi mới hoàn chỉnh. Chất myelin có tác dụng bảo vệ sự phân tán của xung động điện, duy trì tốc độ dẫn truyền điện thế hoạt động của trục thần kinh. Các tế bào thần kinh sẽ không hoạt động nếu không được myelin hoá hoàn toàn. Trọng lượng của não tăng lên là do thần kinh được myelin hoá. Chậm sự myelin hoá sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ trong tất cả lĩnh vực: nghe, nói, đi, đọc, viết...

vicare.vn-anh-huong-nam-noi-toi-nao-cua-be-nhu-the-nao

Khi bé ngủ nếu nôi rung lắc quá mạnh, sẽ khiến cho não của bé bị ảnh hưởng

Do đó, việc rung lắc cơ thể trẻ bao gồm cả việc cho trẻ nằm nôi nhiều và rung lắc cơ thể bé để dỗ bé ngủ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển bình thường não bộ của trẻ.

Đồng thời có nhiều nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc. Nhưng các mẹ vẫn có thói quen để nôi rung cho đến khi trẻ thức giấc, điều này làm cho sự ảnh hưởng của việc nằm nôi đối với trẻ càng tăng cao.

Vì vậy, tốt nhất là các bậc phụ huynh là tạo thói quen cho trẻ nằm ngủ trên giường, không phụ thuộc nôi. Nhiều đứa trẻ quen nằm nôi, khi không có nôi không chịu ngủ, quấy khóc cả ngày. Bên cạnh việc ảnh hưởng nằm nôi tới não, bố mẹ cũng nên lưu ý việc bế trẻ trên tay cũng không nên bế dốc quá. Khi bế trẻ nên để đầu gối thấp, tạo thành với mặt phẳng một góc nhỏ hơn 20 độ.