Ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp?
Hệ răng của trẻ muốn phát triển tối ưu cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố dinh dưỡng và các yếu tố ngoài dinh dưỡng. Khi một trong các yếu tố ấy bị khiếm khuyết, đều có thể dẫn đến tình trạng răng hư, xấu, mất răng. Vậy ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp?
Ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp?
Hệ răng của trẻ muốn phát triển tối ưu cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố dinh dưỡng và các yếu tố ngoài dinh dưỡng. Khi một trong các yếu tố ấy bị khiếm khuyết, đều có thể dẫn đến tình trạng răng hư, xấu, mất răng. Vậy ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp?
Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho quá trình cấu tạo nướu và răng của trẻ
Trước tiên, phụ huynh cần biết với một trẻ được cung cấp dinh dưỡng bình thường và phát triển tốt, răng sẽ mọc theo trình tự khi trẻ tròn 30 tháng trong miệng đã đầy đủ 20 răng sữa: Hàm trên có 10 răng. Hàm dưới có 10 răng. Bộ răng vĩnh viễn mọc bắt đầu từ 5 – 6 tuổi đến 12 tuổi. Riêng 4 răng số 8 mọc từ năm 18 đến năm 25 tuổi. Thông thường, đa số răng vĩnh viễn được hình thành bên dưới răng sữa.
Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ đẩy vào các chân răng sữa làm cho các chân răng sữa bị tiêu dần dần, cuối cùng bị lung lay và rụng, nhường vị trí cho các răng vĩnh viễn mọc, thế chỗ vị trí răng sữa tương ứng. Thời gian mọc răng vĩnh viễn chính là thời gian rụng của răng sữa.
Một chế độ ăn đầy đủ và cân đối rất cần thiết để bảo đảm cho răng trẻ phát triển với cấu trúc vững chắc, ngay từ thời kỳ còn là bào thai cho đến suốt cuộc đời về sau. Chế độ ăn uống của người mẹ ảnh hưởng đến răng con ngay khi trẻ còn trong bào thai.
Mầm răng sữa và mầm răng vĩnh viễn đã được hình thành trong thai nhi vào tuần lễ thứ 8. Do vậy chế độ ăn uống của người mẹ phải có nhiều canxi, chất khoáng... để tạo nên xương và răng của thai nhi.
Trong suốt 3 năm đầu đời, một chế độ dinh dưỡng tốt, cân bằng nói chung rất quan trọng đối với trẻ. Và có rất nhiều thắc mắc về việc nên ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp? Riêng đối với sự phát triển hệ răng, chế độ dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho quá trình cấu tạo nướu và răng của trẻ. Đây là giai đoạn căn bản, xảy ra quá trình khoáng hóa của lớp men răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trước khi mọc và trong quá trình mọc của hệ răng.
Trẻ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi bởi canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%). Canxi được cơ thể hấp thụ rất tốt từ sữa, thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, phô mai, cua, ốc, tôm, tép, cá, cá nhỏ nguyên xương, các sản phẩm từ sữa, rau màu xanh đậm, sản phẩm từ đậu (đậu hũ)... Để canxi được hấp thu tốt hơn, hàng ngày nên cho trẻ chơi, sinh hoạt, nô đùa trong nắng liên tục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Vậy ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp?
Nhóm thực phẩm Canxi
Theo các chuyên gia, canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng. Do đó, canxi là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ lúc chào đời. Thiếu canxi sẽ khiến bé hấp thu các khoáng chất kém dẫn đến chậm mọc răng, răng yếu, dễ bị mủn, bị gãy.
Lưỡng canxi ở trẻ em không nhiều bằng người lớn nên cần phải bổ sung hàng ngày. Trẻ dưới 7 tuổi có nhu cầu canxi là 500 mg/ngày, trẻ dưới 11 tuổi là 700 mg/ngày. Vì vậy, để hàm răng của bé luôn chắc khỏe cha mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ canxi cho trẻ. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho trẻ bao gồm: sữa, cá, trứng, các loại hải sản như cá nhỏ có thể ăn cả xương, cua biển, nghêu, sò, tôm, các loại rau họ cải như cải xanh, cải thìa, cải chíp...
Nhóm thực phẩm Vitamin B1
Vitamin B1 thì có tác dụng làm chắc răng, chống sứt mẻ, sâu răng rất hiệu quả. Nó có nhiều trong thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên gạo. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý khi chế biến các thực phẩm này phải cho bé ăn liền nếu không vitamin B1 sẽ bị mất khi hâm đi hâm lại thức ăn.
Nhóm thực phẩm Protein
Những nhóm thực phẩm chứa chất Protein giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào phát triển giúp cho sự hình thành của xương hàm trên, hàm dưới và mô quanh răng, hình thành khung của men răng và ngà răng. Protein có nhiều trong thịt, trứng, cá...
Nhóm thực phẩm Vitamin D
Vitamin D có tác dụng hấp thu canxi và phốt pho ở ruột non đồng thời nó còn tham gia vào quá trình tạo độ chắc, bền cho răng. Thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng răng mềm, mọc chậm, mủn, dễ gãy, răng vẩu và xô lệch, ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp thẩm mỹ của bé.
Để bổ sung vitamin D, ba mẹ có thể cho bé tắm nắng thường xuyên, kết hợp với việc bổ sung từ các nguồn thực phẩm bên ngoài như gan, cá thu, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, lòng đỏ trứng, thịt lợn, sữa chua.
Nhóm thực phẩm Vitamin C
Trong khi đó, vitamin C rất cần thiết để nuôi dưỡng toàn bộ các tế bào, nó tham gia vào quá trình hình thành, tái tạo và củng cố các tế bào răng. Các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, ngũ cốc, khoai lang... Cha mẹ có thể cho bé ăn ngay các thực phẩm này ngay khi bé bắt đầu biết ăn dặm.
Nhóm thực phẩm chứa Flour
Nếu bạn đang thắc mắc về việc ăn uống gì để trẻ có hàm răng khỏe đẹp thì nhóm thực phẩm chứa Flour này không thể không kể đến. Chất Flour có tác dụng ngấm vào men răng làm cho răng cứng chắc hơn, ngăn cản sự phá hủy của axit trong thức ăn, từ đó tránh được sâu răng, mòn cổ răng. Thức ăn giàu flour gồm cá, sữa tươi, gan, trứng. Khi bé lớn, bạn có thể cho bé uống một ly trà xanh loãng mỗi ngày vì trong trà xanh có một chất hóa học giúp hạn chế sự hình thành vôi răng.
Tuy nhiên, bạn không nên cho bé uống nước trà đặc hay dùng nước súc miệng có hàm lượng Flour nhiều (mức Flour cho phép là 5mg/lít) vì nó sẽ khiến răng bé bị ố, xỉn màu.
Nhóm thực phẩm cần hạn chế
Nên giới hạn trước tiên là bánh, kẹo ngọt, nước ngọt có đường, nước ngọt có gas và kem. Hạn chế dùng những thức ăn dễ dính răng, chẳng hạn như kẹo dừa, mè xửng, nước ngọt, chè... là một trong những yếu tố góp phần làm cho răng dễ bị sâu hơn.
Nếu ăn những thực phẩm trên, phải uống nước, súc miệng ngay, để chậm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và chất đạm sẵn có trong nước miếng kết hợp với bột, đường thành mảng bám răng, nôm na gọi là “bựa răng”; vi khuẩn trong miệng tác động lên bột, đường biến ngọt thành chua ăn mòn men răng, xâm nhập tới ngà răng, tiến vào tủy răng (sâu răng).
Trẻ buồn ngủ trong khi bú hãy lấy ngay chai sữa trong miệng trẻ. Việc này sẽ ngăn không cho sữa từ bình chảy ra và giữ quanh răng suốt lúc trẻ ngủ và gây ra sâu răng. Khi trẻ ngủ, nước bọt có tính bảo vệ thông thường, ngừng tiết ra và điều này làm tăng nguy cơ sâu răng.
Tránh cho trẻ uống nước trái cây trong bình sữa vì như thế sẽ kéo dài thời gian răng tiếp xúc với đường và trái cây. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, hãy khuyến khích trẻ uống nước trong ly.
Xem thêm:
- 11 câu hỏi thường gặp trước khi quyết định niềng răng bạn cần biết.
- Hôi miệng có nên dùng thuốc Bactefort?
- Có nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng?