Ăn tương ớt có axit benzoic gây ra ung thư không - thực hư điều này là gì?

Gần đây thông tin về chai tương ớt chứa thành phần axit benzoic bị thu hồi tại Nhật Bản, có thông tin rằng nguyên nhân Nhật Bản cấm sử dụng axit benzoic trong tương ướt do lo ngại về khả năng gây ung thư của chất này. Vậy sử dụng axit benzoic gây ra ung thư không, bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau

Ăn tương ớt có axit benzoic gây ra ung thư  không - thực hư điều này là gì? Ăn tương ớt có axit benzoic gây ra ung thư không - thực hư điều này là gì?

Gần đây thông tin về chai tương ớt chứa thành phần axit benzoic bị thu hồi tại Nhật Bản, có thông tin rằng nguyên nhân Nhật Bản cấm sử dụng axit benzoic trong tương ướt do lo ngại về khả năng gây ung thư của chất này. Vậy sử dụng axit benzoic gây ra ung thư không, bạn đọc có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Axit benzoic là gì?

Theo Chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ, axit benzoic có công thức hóa học C7H6O2 (kí hiệu là E210) và muối của nó là những chất phụ gia phổ biến cho thực phẩm, đồ uống và các thực phẩm khác. Tác dụng bảo quản thực phẩm của Axit benzoic là do nó tiêu diệt hoặc ức chế cả vi khuẩn và nấm. Có báo cáo rằng những người mắc bệnh hen suyễn, nhạy cảm với aspirin hoặc nổi mề đay tình trạng dị ứng có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn thực phẩm có chứa axit benzoic. Axit benzoic được hấp thụ qua niêm mạc đường tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng axit hippuric.

Benzoic là chất bảo quản dùng phổ biến trong thực phẩm như mứt, bánh nướng, nước chấm, tương ớt, nước tương, nước mắm công nghiệp, nước ngọt có gas, nước ép trái cây.. tuy nhiên axit benzoic có tính chất hòa tan kém nên thường được sử dụng dưới dạng muối của nó, phổ biến nhất muối sodium benzoate.

vicare.vn-tuong-ot-co-axit-benzoic-gay-ra-ung-thu-khong-thuc-hu-dieu-nay-la-gi-body-1

Axit benzoic gây ra ung thư không?

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn - Giảng viên khoa Hóa học, Đại học Tự nhiên Hà Nội, cho biết trước đây có một nghiên cứu độc lập, các nhà khoa học kết hợp axit benzoic với vitamin C cho chuột ăn hoặc kết hợp hai chất này với nhau trong phòng thí nghiệm với điều kiện phù hợp, cho phản ứng giải phóng ra benzene - chất gây ung thư (carcinogen). Trong khi nguyên liệu làm tương ớt là ớt có chứa hàm lượng vitamin C cao.

Mức độ độc hại của benzene được xếp loại là chất gây ung thư nhóm A1 (đã được xác nhận là gây ung thư cho người), theo phân loại của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về ung thư (IARC). Tuy nhiên phản ứng benzoic và vitamin C tạo ra chất gây ung thư benzen chỉ xảy ra trong các điều kiện cụ thể, theo Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) thì cần có có chất xúc tác kim loại chuyển tiếp như sắt, đồng,..còn theo FDA thì cần nhiệt và ánh sáng. Như vậy axit benzoic có có thể gây ung thư khi phản ứng với vitamin C tuy nhiên theo PGS Côn việc kết hợp này chỉ dừng lại ở việc ghi nhận có báo cáo mà không cụ thể về việc kết hợp như thế nào, trong điều kiện cụ thể như thế nào, mức độ bao nhiêu, cũng như khả năng sinh ra chất bao nhiêu benzene.

Ăn tương ớt có axit benzoic có sao không?

Đối với thành phần chính của tương ớt là ớt, thuộc loại trái cây có khá nhiều vitamin C, nhưng vitamin C không bền vững, quá trình chế biến thành tương ớt cũng trải qua quá trình cho thêm tinh bột biến tính và xử lý nhiệt để tạo độ sệt, do đó lượng vitamin C còn lại không đáng kể.

Thực tế, FDA và cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu không lo ngại về lượng benzene phát sinh trong tương ớt mà điều người ta lo ngại nhất là sử dụng axit benzoic có thể gây ung thư trong sản phẩm nước có gas vì cả vitamin C và benzoic đều được sử dụng như chất bảo quản trọng các sản phẩm này. Tuy nhiên nhiều khảo sát đã được thực hiện ở Mỹ và Châu Âu cho thấy mức Benzen phát sinh không nhiều, được khống chế ở mức dưới 5 ppb (phần tỉ) và được xem là an toàn.

vicare.vn-tuong-ot-co-axit-benzoic-gay-ra-ung-thu-khong-thuc-hu-dieu-nay-la-gi-body-2

Như vậy cần xem xét đến một nguyên tắc khi sử dụng các chất phụ gia thực phẩm là phải dùng đúng hàm lượng, đúng đối tượng, tương ứng mỗi nhóm có những hàm lượng khác nhau. Nếu tuân thủ liều lượng cho phép về chất phụ gia thực phẩm thì không có hại. FDA và cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu có cả hội đồng khoa học để xem xét rất nhiều nghiên cứu khác nhau về phụ gia, rồi đi đến kết luận về mức độ độc hại và mức sử dụng an toàn của một phụ gia và axit Benzoic cũng được xem xét với một quy trình như vậy.

Cũng như hầu hết các hóa chất có tính độc hại, tác dụng của axit benzoic phụ thuộc vào nồng độ của nó. Hấp thụ axit benzoic vượt ngưỡng sẽ tác động đến hệ hệ thần kinh và hô hấp, lượng glucocol dùng để tổng hợp protein sẽ bị mất do tác dụng với axit benzoic để giải độc

Theo biên bản của Hội nghị chuyên gia về phụ gia thực phẩm giữa Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng axit benzoic tối đa được dung nạp vào cơ thể con người mỗi ngày là 0,005 g/kg thể trọng. Liều lượng gây độc ở người là trên 0,005 g/kg thể trọng tương đương với một người nặng 50 kg ăn 0,56 kg tương ớt mỗi ngày ( vào khoảng 2,2 chai 250 ml) hoặc người nặng 30 kg ăn 0,33 kg ( khoảng 1,3 chai).

Theo quy định của FDA axit benzoic được công nhận là an toàn khi sử dụng ở mức tối không quá 0,1% trong thực phẩm. Nhật cho phép dùng benzoic trong nước tương, nước ngọt,... nhưng lại không cho dùng trong tương ớt

Còn ở nước ta theo bà Trần Việt Nga, Phó cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết axit benzoic là phụ gia được phép sử dụng ở Việt Nam trong một số thực phẩm nhất định. Axit benzoic nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm của Liên Hợp Quốc (Ủy ban Codex).

Xem thêm:

  • Tại sao axit benzoic vẫn được sử dụng làm chất bảo quản ở nhiều nước không chỉ Việt Nam?
  • Mách bạn cách tự làm tương ớt ngon - đảm bảo ngay tại nhà
  • Ăn sa tế có bị ung thư không?