Ăn tôm sống có tốt không?
Tôm là món ăn phổ biến và bổ dưỡng rất được mọi người ưa chuộng. Nhiều người còn có thói quen độc đáo thưởng thức tôm sống vì cho rằng thịt sẽ ngon hơn khi chúng còn sống. Vậy, ăn tôm sống có tốt không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, các bạn hãy theo dõi bài viết bên dưới đây.
Ăn tôm sống có tốt không?
Giá trị dinh dưỡng của tôm
Tôm là hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong tôm có chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể. Nhưng lượng chất béo trong tôm lại rất thấp, vì thế tôm luôn là thực phẩm được yêu thích trong thực đơn của những người muốn bồi bổ mà không sợ bị béo.
Thành phần dinh dưỡng của tôm được phân bổ hầu hết trên các bộ phận: Phần não tôm chứa các thành phần quan trọng đối với cơ thể như axit amin, cephalin... Phần thịt tôm chứa một lượng lớn protein, carbohydrate. Phần vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, phốt pho, kali... Với những người có sức khỏe kém, phải bổ sung canxi, đạm, thì tôm được xem là lựa chọn hàng đầu.
Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều axit béo omega rất tốt cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và người đang trong độ tuổi sinh đẻ. Với giá trị dinh dưỡng rất phong phú này nên tôm được xếp vào món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của các gia đình.
Ăn tôm sống tốt hay xấu?
Nhiều người luôn thắc mắc việc ăn tôm sống có tốt không. Vì từ rất lâu, đồ ăn tươi sống đã được coi là một trong những nghệ thuật nấu ăn. Ở một số nơi các món ăn sống được xếp vào thực đơn các món ngon, bổ dưỡng hơn hẳn thức ăn đã qua nấu chín. Việc sử dụng các món ăn hoàn toàn nguyên liệu tươi sống, nhất là món tôm sống chấm với mù tạt khiến cho người ăn thêm thích thú, và lạ miệng.
Tuy nhiên, dù tôm có giá trị dinh dưỡng tốt như vậy, nhưng nếu ăn sai cách không những không mang lại lợi ích cho cơ thể mà còn có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể.
Theo các chuyên gia y tế, trong các loại như tôm, cua, cá là nơi trú ẩn của rất nhiều loại giun, sán, ấu trùng ký sinh. Điển hình như là giun Paragonimus westermani chúng ký sinh trong cơ thể của tôm cua... Khi những người ăn sống ký sinh trùng này sẽ nhiễm sán trong phổi gây ra các bệnh như viêm phế quản, khó thở hay họ ra máu... Hoặc nguy hiểm hơn là các ký sinh trùng này sẽ di chuyển theo đường máu và chui lên não người gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mặc dù một số người khi nhiễm giun sán có thể đại tiện ra sán hoặc sán tự bò ra ngoài. Tuy nhiên các trường hợp nhiễm sán nặng đều gầy yếu, sa sút về sức khỏe. Do đó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất chúng ta cần tránh ăn tôm sống.
Những lưu ý khi ăn tôm
Những thói quen sai lầm khi ăn tôm sẽ không thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng ở tôm mà lại còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn ăn tôm đúng cách:
- Cần nấu chín tôm trước khi ăn, không được tăn tôm tái, sống để tránh nhiễm ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín tôm trước khi ăn mới có thể diệt trừ được giun sán.
- Khi sơ chế tôm chúng ta nên rửa sạch sau đó bỏ phần chỉ tôm trên sống lưng của chúng. Vì đây là đường tiêu hóa của tôm có thể chứa nhiều vi khuẩn việc loại bỏ đi sẽ khiến chúng ta yên tâm hơn trước khi nấu.
- Phần đầu tôm cũng là nơi có chứa nhiều ký sinh, giun sán tốt nhất không nên ăn đầu tôm.
- Những người đang bị dị ứng, ho, đau mắt, bệnh gout nên hạn chế không được ăn tôm.
- Tuyệt đối không ăn tôm chung với các loại rau củ thực phẩm có chứa nhiều vitamin C vì có thể gây ngộ độc thực phẩm. Cần ăn hai loại thực phẩm này cách xa nhau ít nhất 3-4 tiếng.
- Để tránh bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy chúng ta chỉ nên ăn tôm với liều lượng vừa đủ.
- Nên bóc vỏ tôm trước khi ăn để tránh bị nhiễm hóa chất hoặc hóc, nhất là ở trẻ em.
Qua thông tin trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn và trả lời được câu hỏi ăn tôm sống có tốt không. Hy vọng, sau bài viết này bạn sẽ làm được các món ăn ngon từ tôm cũng như ăn tôm thật đúng cách.
Xem thêm:
- Tôm biển - Thực phẩm cho những anh chàng "bất lực"
- Sau khi mổ đẻ ăn được tôm không?
- 5 sai lầm khi ăn tôm rất nhiều người vẫn đang mắc phải