Ăn thịt gà có bị dị ứng không?
Thịt gà là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình, đặc biệt là những dịp lễ tết hay cỗ bàn. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ăn thịt gà thì xuất hiện nhiều mụn nhỏ, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da, ngứa rát miệng, uống thuốc chỉ đỡ nhưng không khỏi. Vậy, ăn thịt gà có bị dị ứng không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Ăn thịt gà có bị dị ứng không?
Thịt gà là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình, đặc biệt là những dịp lễ tết hay cỗ bàn. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ăn thịt gà thì xuất hiện nhiều mụn nhỏ, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da, ngứa rát miệng, uống thuốc chỉ đỡ nhưng không khỏi. Vậy, ăn thịt gà có bị dị ứng không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với một loại protein trong thức ăn đó. Khi vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ được vận chuyển lên máu, kết hợp với một loại kháng thể nằm sẵn trên bề mặt tế bào bạch cầu. Sự kết hợp này làm vỡ tế bào bạch cầu và phóng thích các hóa chất trung gian histamin và gây ra dị ứng. Dị ứng với thức ăn dễ xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...).
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn như: protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn. Hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột. Một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột như rượu, aspirin, nhiễm virus, ký sinh trùng, nấm. Sau khi ăn thức ăn gây dị ứng mà làm công việc gắng sức có thể dẫn đến sốc phản vệ.
Ăn thịt gà có bị dị ứng không?
Thịt gà là món ăn tương đối lành, dễ chế biến, dễ ăn. Tuy nhiên, thịt gà có tính nóng và hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây ra hiện tượng dị ứng, nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ.
Thời gian xảy ra dị ứng có thể trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp nhạy cảm, chỉ cần ăn một chút thực phẩm dị ứng là có thể xảy ra triệu chứng. Nhưng cũng có trường hợp phản ứng chậm, xảy ra sau vài ngày với những biểu hiện không rõ ràng như bứt rứt, khó chịu, mẩn ngứa, nôn ói, đau bụng, tiêu lỏng và phân lẫn máu.
Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:
- Nổi mề đay, ngứa;
- Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng;
- Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu;
- Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn;
- Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
- Sốc phản vệ: Ở một số người, dị ứng thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng và triệu chứng, bao gồm tình trạng co thắt và thắt chặt của đường hô hấp, cổ họng sưng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Dị ứng thịt gà chữa thế nào?
Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên: Loại bỏ thịt gà ra khỏi khẩu phần ăn.
- Với người lớn đã có quá trình ăn và bị dị ứng thịt gà thì phải thay đổi thói quen ăn uống và tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây dị ứng.
- Đối với trẻ em, khi biết trẻ dị ứng với thịt gà, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các dụng cụ có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng.
- Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị. Với trẻ có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để điều trị kịp thời.
- Trong một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng, người bệnh có thể đến các Khoa Dị ứng - Miễn dịch tại các bệnh viện để thăm khám kiểm tra các test dị nguyên.
Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào, kể cả thịt gà. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).
Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ xuất hiện dị ứng sớm, thì dị ứng sẽ giảm và mất dần tính mẫn cảm với thức ăn đó sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp này, khi trẻ lớn lên có thể thử dùng lại các thực phẩm đã từng gây dị ứng một cách thận trọng.
Trong điều trị dị ứng thực phẩm bằng Tây y hiện nay mới chỉ điều trị phần ngọn là dùng thuốc kháng Histamin chống dị ứng. Tuy nhiên đây là phương pháp tạm thời và gây ra một số tác dụng phụ như cảm thấy buồn ngủ, ngủ gà, khô miệng, chóng mặt nhức đầu... ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, những người chức năng gan và thận kém thì việc dùng thuốc kháng histamin nhiều có thể gây nguy hiểm.
Vì vậy, người bị dị ứng thịt gà, thay vì tìm cách điều trị tận gốc, nên chọn cách lựa chọn thực phẩm thông minh sẽ tránh được rủi ro. Khi mua hoặc dùng thực phẩm chế biến sẵn cần lưu ý xem kỹ thành phần thực phẩm. Và khi có dấu hiệu dị ứng thịt gà thì cần dừng ngay để tránh biến chứng có thể xảy ra và dùng thuốc theo chỉ định.
Xem thêm:
- Các tình trạng của da có liên quan tới dị ứng thực phẩm
- Các triệu chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ
- Top 6 thực phẩm phòng tránh dị ứng cực hữu hiệu