Ăn rau sống nhiễm giun gì?

Rau sống là thực phẩm khá được ưa chuộng, ăn kèm với nhiều món ăn được ưa thích trong ẩm thực của người Việt. Hàm lượng dinh dưỡng cao, lại không mất thời gian chế biến nhưng ăn rau sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun, sán khá cao. Vậy ăn rau sống nhiễm giun gì?

Ăn rau sống nhiễm giun gì? Ăn rau sống nhiễm giun gì?

Rau sống là thực phẩm khá được ưa chuộng, ăn kèm với nhiều món ăn được ưa thích trong ẩm thực của người Việt. Hàm lượng dinh dưỡng cao, lại không mất thời gian chế biến nhưng ăn rau sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm giun, sán khá cao. Vậy ăn rau sống nhiễm giun gì?

Ăn rau sống nhiễm giun gì?

Rau sống cung cấp một lượng lớn các vitamin A, C, E, chất khoáng và nguyên tố vi lượng cho cơ thể. Vitamin trong rau sống không bị hao hụt do không qua quá trình nấu chín. Tuy nhiên, chính vì không được nấu chín nên ký sinh trùng trên rau dễ đi vào cơ thể người và gây bệnh do môi trường trồng rau không đảm bảo và sơ chế chưa đúng cách.

Không ít những loại rau sống trồng trong môi trường không đảm bảo vệ sinh như bón phân tươi, phân chưa ủ kỹ, các loại rau như rau muống, rau cần, rau rút thường được trồng trong các ao hồ nước tù ô nhiễm... Khi ăn tái hay ăn sống thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng là rất cao.

Vậy ăn rau sống nhiễm giun gì? Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cho biết trong rau sống thường chứa những loại ký sinh trùng phổ biến như giun tóc, giun móc, giun kim, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ hay còn có các loại trứng và ấu trùng giun sán.

Cũng theo một kết quả nghiên cứu của Viện với tám mẫu ra sống thường có trong bữa ăn thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau sống là 92,3%-100%. Sau khi đã sơ chế, kể cả rửa sạch qua ba lần nước và rửa bằng nước chuyên dụng thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn ở mức 51,9%-82,6%. Một số loại như rau má, rau cải cúc, cải xanh, rau xà lách thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 100%. Các loại giun như giun tóc, giun đũa, giun móc, giun kim có trên hầu hết các các loại rau với tỉ lệ rất cao như trên rau xà lách (100%), rau muống có tỷ lệ thấp nhất (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang có nhiều nhất là trên xà lách và rau má với tỉ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên bảy loại rau chỉ không có trên rau muống với tỉ lệ trung bình 11,5%.

Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun, ký sinh trùng khi ăn rau sống là khá cao. Cho dù được sơ chế cẩn thận vẫn không loại bỏ được hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Các bệnh liên quan tới giun, sán cũng không dễ phát hiện, thường khi bệnh nặng mới có biểu hiện khó chịu, xuất hiện triệu chứng bất thường trên người bệnh và phải làm các xét nghiệm chuyên khoa mới phát hiện ra ký sinh trùng.

vicare.vn-rau-song-nhiem-giun-gi-body-1

Ăn rau sống thế nào cho đảm bảo?

Bạn đã biết ăn rau sống nhiễm giun gì? vậy để ăn rau sống đảm bảo hấp thụ được vitamin và khoáng chất cần thiết mà không bị nhiễm giun, ký sinh trùng. Trước tiên, bạn phải lựa chọn rau sống sạch không bị nhiễm giun, ký sinh trùng. Bạn nên mua rau ở siêu thị, cửa hàng rau sạch uy tín có xác nhận của cơ quan chức năng. Rau không cần quá xanh non, mỡ màng có thể được bón nhiều phân, đạm, cũng không nên lựa rau đã úa vàng. Nếu có điều kiện thì nên tự trồng và chăm sóc nhưng phải đảm bảo môi trường và nguồn nước tưới sạch.

Cần rửa rau nhiều lần bằng nước sạch, nên rửa sạch rau dưới vòi nước để loại bỏ trứng giun sán nếu có. Không chỉ có thói quen ăn rau sống nhiều người còn có thói quen nấu tái các loại rau như rau rút, rau cần làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Do vậy, nếu thường xuyên ăn rau sống thì cần phải đảm bảo nguồn sau sạch, nếu không chắc chắn về độ an toàn, lo ngại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thì nên hạn chế không nên ăn quá nhiều rau sống.

vicare.vn-rau-song-nhiem-giun-gi-body-2
Nên rửa rau trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối hoặc dùng thiết bị sát trùng để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh.

Những nguy cơ tiềm ẩn khi ăn rau sống

Thực tế, có trường hợp bệnh nhân nhập viện do bị nhiễm sán lá gan do thói quen ăn thực phẩm chưa được nấu chín như rau sống, gỏi...trong tình trạng rất nguy hiểm như biểu hiện rét run, sốt cao, đau nhiều vùng gan, men gan cao rất nguy hiểm. Ngoài sán lá gan các loại giun, ký sinh trùng khác khi sinh sống trong cơ thể người

Trên rau sống cũng có khả năng có trứng giun đũa chó mèo, theo Bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM cho biết khi nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo trường hợp nhẹ, người bệnh có biểu hiện sốt, gầy ốm, xanh xao có thể kèm theo ho kéo dài. Trường hợp nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng. Trứng giun đũa chó hay mèo khi vào ruột non nở thành ấu trùng, xâm nhập vào thành ruột, nếu xâm nhập vào máu thì có thể phát tán khắp cơ thể. Ấu trùng tấn công tim, não, phổi gây tình trạng phù não, co giật, liệt nửa người, nhức đầu kéo dài, viêm não, ảnh hưởng tới thị lực có thể dẫn tới mù mắt.

Xem thêm:

  • Ăn rau sống không đúng cách rước bệnh vào người
  • Lựa chọn màu sắc rau củ quả để căng tràn sức sống
  • Ăn rau sống dễ nuốt... trứng sán dây lợn