Ăn rau mồng tơi có tác hại gì không?

Ở Việt Nam, mồng tơi là loại rau phổ biến đã có từ xa xưa và được nhiều người yêu thích vì dễ ăn, có giá trị dinh dưỡng cao. Rau mồng tơi xào tỏi, rau mồng tơi luộc đều rất ngon. Nhiều người còn dùng rau mồng tơi đắp mặt để trị mụn. Tuy nhiên, ăn rau mồng tơi có tác hại gì không?

Ăn rau mồng tơi có tác hại gì không? Ăn rau mồng tơi có tác hại gì không?

Giá trị dinh dưỡng của mồng tơi

Vào thời xưa, khi người ta chưa biết sử dụng mồng tơi làm rau ăn thì loại rau này đã được dùng để làm thuốc. Theo những ghi chép của Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Tác dụng tích cực của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.

Rau mồng tơi có đặc điểm khác biệt nhất trong nhóm thực phẩm là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt.

Do đó, rau mồng tơi có công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh táo bón.

Những người bị táo bón lâu ngày, phân khô, cứng, thường có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn. Trường hợp này ăn rau mồng tơi hàng ngày sẽ có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả. Đồng thời, chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Một trong những đặc tính nổi bật của rau mồng tơi là tính thanh nhiệt. Theo Đông y, mồng tơi có tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt trung, tán nhiệt, lợi đại tiện. Không chỉ thanh nhiệt khi dùng làm thực phẩm, nếu bị bỏng nhẹ ngoài da cũng có thể dùng mồng tơi giã nát đắp vào vết bỏng làm mát da, giải độc, giúp mau lành vết bỏng.

Thêm vào đó, việc dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hàng ngày cũng giúp dưỡng da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả, giải nhiệt trong mùa nóng. Mồng tơi có tác dụng tăng cường và lưu thông tân dịch trong cơ thể, cho nên ở những đối tượng hay bị khô nóng trong người, tiểu gắt, phân khô cứng khi sử dụng cũng mang lại hiệu quả tốt.

Chỉ dựa vào 2 công dụng nổi bật này đã thấy rằng mồng tơi là loại thực phẩm rất quý. Tuy vậy, nếu quá lạm dụng, loại rau này vẫn có những hạn chế nhất định.

HoiBenh.vn-an-rau-mong-toi-co-tac-hai-gi-khong-body-2
Giá trị dinh dưỡng của mồng tơi

Ăn rau mồng tơi có tác hại gì không?

Bất kì thực phẩm nào cũng vậy, dù cho có nhiều lợi ích nhưng nếu lạm dụng cũng sẽ có những tác động bất lợi nhất định đến sức khỏe. Vậy ăn rau mồng tơi có tác hại gì không? Hãy cùng điểm qua một số tác động tiêu cực của rau mồng tơi tới sức khỏe.

  • Gây tiêu chảy

Nếu bạn đột ngột ăn nhiều rau mồng tơi và ăn liên tục trong các bữa ăn, hệ tiêu hóa của bạn sẽ gặp vấn đề vì sự gia tăng đột biến của hàm lượng chất xơ. Nhiều người có thể bị tiêu chảy, tiêu lỏng, viêm loét dạ dày, tá tràng ...Nếu hệ tiêu hóa không tốt, bạn cần lưu ý điều này để tránh hiện tượng tiêu chảy– căn bệnh khiến bạn mất nước rất nhiều và mệt mỏi kéo dài.

  • Giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Rau mồng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Hàm lượng chất xơ quá cao trong rau mồng tơi sẽ hạn chế khả năng hấp thụ dưỡng chất khác trong cơ thể bạn. Vì thế, khi ăn rau mồng tơi, bạn nên ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C khác như một ly nước cam hoặc cà chua để cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt.

  • Khiến dạ dày khó chịu

Rau mồng tơi có chứa rất nhiều chất xơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy một bó rau mồng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Nếu đang thiếu chất xơ, bạn nên ăn rau mồng tơi thường xuyên hơn để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau mồng tơi cùng một lúc có thể khiến dạ dày khó chịu.

  • Đầy hơi

Từ đó, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mồng tơi. Vì thế, hãy uống một ly nước lọc đầy sau khi bạn ăn rau mồng tơi để giúp quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

  • Gây mảng bám răng

Một tác dụng vô hại nhưng lại rất phổ biến của việc ăn rau mồng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Do trong rau mồng tơi các acid oxalic (Acid oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng) nên việc ăn loại rau này khiến bạn cảm thấy mảng bám ở răng nhiều hơn.

Rau mồng tơi chứa chất gây mảng bám trên răng. Vì thế, sau khi ăn rau mồng tơi, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ để luôn cảm thấy thoải mái, tự tin trong việc giao tiếp với người khác.

  • Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận

Rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Hàm lượng axit oxalic có trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Những tác dụng phụ trên đã phần nào trả lời cho băn khoăn ăn rau mồng tơi có tác hại gì không. Do vậy, dù có yêu thích loại rau này đến mấy, bạn cũng nên ăn vừa phải. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên rằng, rau mồng tơi có tác dụng chữa bệnh nên hãy đưa loại rau này vào bữa ăn hàng tuần của bạn.

Xem thêm:

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều rau mồng tơi?
  • Những công dụng ít biết của rau mồng tơi với mẹ bầu
  • Điều trị bệnh 'chăn gối' ở nam giới với rau mồng tơi