Ăn rau hẹ nhiều có tốt không?

Rau hẹ như một thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Ngoài ra rau hẹ cũng là một loại thảo dược có thể điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh: ho, tiểu đường, chữa nhức răng,... Rau hẹ tốt nhưng ăn rau hẹ nhiều có tốt không?

Ăn rau hẹ nhiều có tốt không? Ăn rau hẹ nhiều có tốt không?

Nhiều người chỉ biết đến rau hẹ như một thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Nhưng ít ai biết rằng, rau hẹ cũng là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, có thể điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh: ho, tiểu đường, chữa nhức răng,... Rau hẹ tốt nhưng ăn rau hẹ nhiều có tốt không? Để biết câu trả lời, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau hẹ

Rau hẹ có màu xanh, lá dài, nhỏ như lá hành. Trong các bữa ăn hàng ngày, rau hẹ được dùng như một loại gia vị giống như hành, tỏi. Rau hẹ có chứa rất nhiều thành phần các chất dinh dưỡng mà không phải ai cũng nắm rõ:

  • Vitamin nhóm B, chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: đồng, pyridoxin, đống, sắt, thiamin, riboflavin giúp các bộ phận chức năng cho cơ thể hoạt động tốt.
  • Vitamin K là một thành phần quan trọng của xương, ăn rau hẹ sẽ giúp bổ sung vitamin K cho xương, làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có trong hẹ có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn cản các gốc tự do phát triển. Từ đó giúp phòng chống các bệnh ung thư vú, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt,...
vicare.vn-rau-he-nhieu-co-tot-khong-body-1
Ngăn ngừa đông máu và ung thư bằng lá hẹ
  • Hoạt chất kháng sinh mạnh có trong hẹ như allicin, odorin, gluxit có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn nên được được dùng để điều trị các bệnh ngoài da.
  • Ngoài ra hẹ còn chứa rất nhiều chất xơ, ít calo, giàu vitamin, các chất dinh dưỡng và khoáng chất bổ dưỡng có lợi cho cơ thể.

Với những thành phần dinh dưỡng và khoáng chất nêu trên, rau hẹ có những lợi ích cụ thể ra sao và như thế nào?

Ăn rau hẹ nhiều có tốt không?

Rau hẹ không chỉ được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình mà từ lâu loại rau này đã được biết đến như một loại thảo dược giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và điều trị bệnh hiệu quả. Các công dụng điển hình của rau hẹ bao gồm:

  • Giảm huyết áp và cholesterol: Allicin có trong hẹ giúp giảm huyết áp đồng thời ngăn ngừa quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Bên cạnh đó, allicin còn có đặc tính chống nấm tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, nhờ đó ăn rau hẹ sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Chữa cảm, ho do lạnh: Hẹ có đặc tính nóng, giúp tiêu đờm, giảm ho nên thường được sử dụng để điều trị cảm, ho. Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, cho thêm chút đường hấp chín. Sau đó ăn cái và uống nước, một ngày từ 2 đến 3 lần, dùng liên tiếp trong 5 ngày liền.
  • Chữa ho cho trẻ em do cảm lạnh: Lấy rau hẹ cắt nhỏ, cho vào chén nhỏ (bát nhỏ) hấp với đường phèn cho đến khi chín. Cho trẻ uống 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê, dùng liên tục trong 10 ngày.
vicare.vn-rau-he-nhieu-co-tot-khong-body-2
Rau hẹ hấp đường phèn là bài thuốc dân gian hiệu quả chữa ho do cảm lạnh
  • Chữa nhức răng: Chuẩn bị một nắm rau hẹ, có rễ; giã nhuyễn rồi đặt vào chỗ nhức răng, đặt hàng ngày cho đến khi khỏi thì thôi.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Rau hẹ nấu cùng với các món ăn hàng ngày, nấu cháo rất tốt cho người mắc tiểu đường. Lưu ý, trong quá trình chế biến thức ăn, không nên cho quá nhiều mối, nhiều đường sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Giúp nhuận tràng, trị táo bón: Lá hẹ rửa sạch, sao vàng. Mỗi ngày lấy 5g, cho vào nước nóng để ấm hoặc nguội rồi uống 3 lần/ngày, dùng trong 10 ngày liền.
  • Tốt cho mắt: 150 gan dê thái mỏng vừa ăn, ướp da vị; rau hẹ rửa sạch, thái khúc dài; xào rau hẹ với gan dê giúp bổ mắt.
  • Chữa bệnh trĩ: Dùng 1 nắm lá hẹ thái nhỏ, trộn với giấm, đảo nóng. Sau đó cho hỗn hợp vào 2 miếng khăn xô rửa sạch thay nhau chườm vào khu vực bị trĩ ở hậu môn.
  • Rau hẹ còn giúp làm đẹp. Nếu da bạn bị khô, bạn chỉ cần giã nát rau hẹ rồi đắp lên mặt để khô trong vòng 30 phút rồi rửa mặt sạch, thực hiện từ 2 đến 3 lần/tuần, bạn sẽ thấy rõ kết quả. Hơn nữa, thành phần beta - carotene trong rau hẹ còn giúp bạn ngừa mụn, làm sáng da.
  • Những công dụng khác của rau hẹ: có lợi cho người hen suyễn; giúp cải thiện vị giác, ăn ngon miệng hơn; giúp lành vết thương nhanh chóng; tăng cường sinh lý; bảo vệ tuyến tụy,...

Ăn rau hẹ nhiều có tốt không? Rau hẹ có đặc tính nóng nên những người có cơ địa âm suy, bốc hỏa không nên dùng, hạn chế ăn rau hẹ nhiều vào mùa hè. Rau hẹ kỵ với thịt bò và mật ong, do vậy không nên kết hợp rau hẹ với các thực phẩm này.

Xem thêm:

  • Tác dụng của lá hẹ trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh
  • Thuốc hay mẹ nên biết: Trị ho cho trẻ bằng lá hẹ và mật ong
  • Bạn biết gì về lá hẹ - thần dược cho sức khỏe