Ăn rau dớn có tác dụng gì?

Rau dớn là loại au mọc ở vùng núi rừng, bờ suối những nơi có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời, cây mọc hoang xen lẫn với một số loại cỏ khác. Rau dớn là loại au mọc ở vùng núi rừng, bờ suối những nơi có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời, cây mọc hoang xen lẫn với một số loại cỏ khác

Ăn rau dớn có tác dụng gì? Ăn rau dớn có tác dụng gì?

Rau dớn là loại au mọc ở vùng núi rừng, bờ suối những nơi có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời, cây mọc hoang xen lẫn với một số loại cỏ khác

Ăn rau dớn có tác dụng gì?

Dưới góc độ Đông Y

Rau dớn là loại au mọc ở vùng núi rừng, bờ suối những nơi có độ ẩm ướt cao, tránh ánh nắng mặt trời, cây mọc hoang xen lẫn với một số loại cỏ khác. Cây rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi được trồng.

Rau dớn có chứa 86% nước, 4% protid, 8% hydratcarbon gồm chủ yếu là cellulose.

  • PGS.TS.Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, rau dớn chỉ là một loại rau đơn thuần có chứa vitamin, chất xơ và cung cấp ít năng lượng cho cơ thể.
  • Còn trong Đông Y thì rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm giảm các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng. Nếu bạn thường xuyên ăn rau dớn sẽ rất dễ ngủ, cơ thể thoải mái, khỏe mạnh.
  • Ăn rau dớn còn có tác dụng thúc đẩy máu lưu thông, giải nhiệt, giải độc trong mùa nắng nóng, chất nhầy có trong lá rau dớn sẽ có tác dụng nhuận tràng, ngủ sâu, cơ thể khỏe mạnh.
  • Rau dớn còn sử dụng trong Đông Y để chữa giảm đau nhức xương khớp, đau xương vì trong rau dớn có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc, khử trùng, giảm đau nhanh.

Một số bài thuốc Đông Y từ lá rau dớn

Người ta có thể dùng lá rau dớn để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, cầm máu. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ rau dớn.

  • Khi hái lá rau dớn, bạn có thể lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm hoặc ăn sống.
  • Bài thuốc chữa tiểu són, di tinh, mỏi gối do thận hư gồm có: rau dớn 15 – 20g, thục địa 12 – 16g, đỗ trọng 10 – 12g, dây tơ hồng 8 -10g, các nguyên liệu sắc cùng 750ml nước, cô cạn còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Bài thuốc chữa phong hàn thấp, chân tay nhức mỏi, đau lưng: Rau dớn 15 – 20g, rễ cỏ xước 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g. Cho tất cả các nguyên liệu sắc cùng 750ml nước, cô cạn còn lại 200ml. Uống 2 lần/ ngày, trước bữa ăn.
  • Chữa khí huyết suy yếu, tay chân yếu mỏi, khớp đau nhức, khó cử động: Rau dớn 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tầm gửi cây dâu 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g. Cho các nguyên liệu vào sắc cùng 750ml nước, cô cạn còn 220ml, uống 2 lần/ngày.

Lưu ý: Bạn không nên tự bốc thuốc mà cần phải có sự tư vấn của các thầy thuốc Đông y để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả.

HoiBenh.vn-an-rau-don-co-tac-dung-gi-body-2
Một số bài thuốc Đông Y từ lá rau dớn

Dưới góc độ ẩm thực

Từ rau dớn có thể chế biến thành rất nhiều món ngon khác nhau. Cụ thể là những món sau:

  • Rau Dớn luộc: Rau dớn tươi xanh, luộc chấm mắm cáy. Trước khi luộc nên ngâm rau trong nước muối pha loãng để diệt trừ trứng côn trùng bám vào lá. Không nên luộc rau quá chín, rau dễ bị nhũn và mất hương vị. Khi nước vừa sôi, cho rau vào đảo đều, vớt ra để ráo nước, rau có màu xanh bắt mắt.
  • Rau dớn trộn tôm thịt: Tôm và thịt ba chỉ heo thái hạt lựu, ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều khoảng vài phút. Phi hành thật thơm rồi cho tôm thịt vào xào chín. Khi tôm thịt, đã chín, thấm đều gia vị cho rau vào đảo đều. Rau dớn trước khi trộn cần phải luộc qua. Để khi lên bàn ăn món ăn hấp dẫn hơn, thơm ngon hơn, rắc lên bề mặt ít đậu phộng rang.
  • Chế biến món rau dớn xào: Rau dớn rửa sạch, vớt ra để ráo. Cho tỏi đã bóc vỏ, giã dập, mùi thơm, cho rau đảo 5 phút. Tắt bếp, cho thêm đường, bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phộng rang giã dập.. Có thể xào rau dớn với thịt bò, thịt lợn, rắc thêm một chút hạt mắc khén, hạt tiêu thơm lựng.
  • Nộm rau dớn: Hái ngọn rau dớn còn non, lá bánh tẻ, rửa sạch, phơi nắng cho tái. Cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ. Sau 20 phút, rau chín giữ nguyên màu xanh. Rau nhất định phải đồ mà không nên luộc để giữ vị ngọt, bùi món nộm. Khi rau đã chín, bỏ rau vào bát to cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi , chanh tươi, mì chính, muối trắng. Để 5 phút đến khi ngấm gia vị, giã nhỏ lạc vào có thể ăn ngay được. Nộm rau dớn có mùi thơm đặc, trưng, vị bùi, ngọt, chua cay.

Vừa rồi là HoiBenh đã giải đáp thắc mắc ăn rau dớn có tác dụng gì. Rau dớn vừa ngon, vừa rẻ, dễ chế biến bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn cho gia đình, giải nhiệt ngày hè.

Xem thêm:

  • Nắng nóng trên 40 độ C, ăn gì để giải nhiệt hiệu quả nhất?
  • Những bí quyết giải nhiệt cơ thể ‘tuyệt đỉnh’ vào mùa hè
  • Uống nước vối giải nhiệt, nhất định bạn phải biết những điều sau đây