Ăn nhiều muối bị bệnh gì?

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn và mang lại nhiều vai trò tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì ăn quá nhiều đều sẽ có những tác hại nhất định. Vậy ăn nhiều muối bị bệnh gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Ăn nhiều muối bị bệnh gì? Ăn nhiều muối bị bệnh gì?

Muối là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn và mang lại nhiều vai trò tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cái gì ăn quá nhiều đều sẽ có những tác hại nhất định. Vậy ăn nhiều muối bị bệnh gì? Mời bạn cùng HoiBenh tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Muối – nguồn dưỡng chất quý giá cho con người

Muối là gì?

Muối trong định nghĩa đời thường là một loại khoáng chất được sử dụng như gia vị trong các món ăn, được phân thành nhiều dạng như muối thô, muối iot, muối tinh... Hầu hết các loại muối ăn đều tồn tại dưới dạng tinh thể và có màu trắng đục.

Thành phần của muối ăn chủ yếu là Natri Clorua (NaCl) và một số khoáng chất khác.

Muối đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Muối ăn được đánh giá là khoáng chất vô cùng cần thiết cho mọi cơ thể sống, kể cả con người. Không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn thêm đậm đà, muối ăn còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa, đặc biệt nổi bật với những công dụng như:

  • Tăng cường hoạt động não bộ: ion Natri kích thích sự nhạy bén của não bộ. Nếu cơ thể thiếu ion này, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng hôn mê, mất trí...
  • Ổn định huyết áp: khoáng chất Natri đóng vai trò to lớn trong việc duy trì sự ổn định của huyết áp. Mọi tình trạng dư hay thiếu khoáng chất này đều dẫn đến các vấn đề sức khỏe có liên quan đến huyết áp.
  • Kiểm soát lượng chất lỏng cần thiết: sự cân bằng nước trong cơ thể có thể duy trì được là do quá trình thẩm thấu của tế bào – cho phép khuếch tán chất lỏng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Khoáng Natri giúp ổn định quá trình này...
vicare.vn-an-nhieu-muoi-bi-benh-gi-body-1

Ăn muối thế nào là hợp lý?

Theo tính toán từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi ngày, một người trưởng thành bình thường chỉ được tiêu thụ tối đa là 5 gram muối ăn. Nếu tiêu thụ nhiều hơn, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với các tác hại lớn về mặt sức khỏe và đời sống.

2. Ăn nhiều muối bị bệnh gì? Những tác hại to lớn từ sở thích ăn mặn

Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của muối trong sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi văn hóa ẩm thực thay đổi đang khiến khẩu vị con người có xu hướng đậm đà hơn, vì vậy mà thói quen ăn mặn đang dần trở nên phổ biến.

Tuy nhiên, việc ăn mặn trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể phải hấp thụ một lượng muối rất lớn. Điều này không những không mang lại lợi ích gì mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, 4 nhóm bệnh sau đây là nổi bật nhất.

Các bệnh lý về tim mạch và mạch máu não

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, một người có chế độ ăn mặn kéo dài sẽ làm tăng nồng độ muối trong máu, khiến họ có nguy cơ cao bị chứng cao huyết áp và phát triển thành các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ...

Bên cạnh đó, ăn nhiều muối cũng sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng đối với hệ thần kinh trung ương như:

  • Làm biến dạng/tổn thương động mạch chủ dẫn máu lên não.
  • Hạn chế oxy và dưỡng chất lên não, gây ra chứng mất trí nhớ.
  • Là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh tai biến mạch máu não.

Đối với tim mạch, hàm lượng muối quá cao cũng có thể dẫn đến:

  • Gây ra tắc nghẽn mạch máu – nguyên nhân phổ biến của chứng nhồi máu cơ tim.
  • Làm biến dạng và tổn thương động mạch ở tim, gây ra các cơn đau thắt ngực.

Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày và giảm thiểu lượng muối nạp vào cơ thể, huyết áp sẽ có thể tự điều chỉnh về mức bình thường. Nhưng nếu thời gian ăn mặn quá dài, việc hồi phục tự nhiên này gần như là không thể và cần có sự can thiệp từ Y học hiện đại.

Bệnh suy thận

Thận đóng vai trò là cơ quan trao đổi chất của toàn bộ cơ thể và bên trong tổ chức này chứa nhiều chất thải được giải phóng từ các phản ứng sinh hóa khác nhau, sau đó bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu.

Muối dư thừa cũng sẽ được bài tiết bằng con đường trên. Chính vì thế, lượng muối cao sẽ làm tăng hàm lượng protein có trong nước tiểu và gây áp lực lên thận. Lâu dần, áp lực này sẽ khiến hoạt động của thận bị suy yếu hay còn gọi là chứng suy thận.

Ăn muối càng nhiều thì thận càng phải gánh chịu nhiều áp lực và tổn thương, các trục trặc trong đường bài tiết cũng ngày càng nặng nề hơn. Vì thế, thói quen ăn mặn cần được hạn chế để đảm bảo sức khỏe của bạn.

vicare.vn-an-nhieu-muoi-bi-benh-gi-body-2

Bệnh loãng xương – sỏi thận

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng quá trình chuyển hóa Canxi và khiến lượng Canxi trong cơ thể bị thiếu hụt, gây ra nhiều chứng bệnh về xương khớp như bệnh xốp xương, loãng xương...

Bên cạnh đó, các ion Natri khi thải ra khỏi cơ thể cũng sẽ mang các ion Canxi đi cùng và tồn tại trong nước tiểu. Nồng độ Canxi càng cao, khả năng kết tủa thành sỏi trong thận cũng ngày càng lớn. Vì thế, bệnh sỏi thận là điều không thể tránh khỏi.

Ung thư dạ dày

Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, nhóm người thích ăn mặn thường có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư dạ dày. Vì sao lại như vậy?

Khi cơ thể hấp thụ lượng muối khổng lồ sẽ tạo ra môi trường ưu trương (có áp suất thẩm thấu cao) bên trong cơ thể. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và về lâu dài sẽ gây ra chứng viêm đau – co thắt dạ dày nghiêm trọng. Chính vì thế, bệnh ung thư dạ dày cũng trở thành một biến chứng dễ xảy ra từ những bệnh lý trên.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về vai trò của muối trong đời sống, đồng thời cũng giải đáp cụ thể câu hỏi “Ăn nhiều muối bị bệnh gì?” cho những ai có sở thích ăn mặn. Hãy kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày, đảm bảo có sự cân bằng giữa các chất để cải thiện chất lượng sức khỏe và cuộc sống.

Xem thêm:

  • Bạn có biết gì về natri và muối ăn?
  • Quá nhiều muối trong chế độ ăn sẽ làm hại sức khỏe của trẻ
  • Lý giải bất ngờ, huyết áp cao phải ăn ít muối