Ăn nhiều đường nguy hiểm thế nào? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Đường là một chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và tinh thần khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết: Việc ăn nhiều đường mỗi ngày sẽ gây hại cho sức khỏe và nhiều bệnh nguy hiểm.

Ăn nhiều đường nguy hiểm thế nào? Nên ăn bao nhiêu là đủ? Ăn nhiều đường nguy hiểm thế nào? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

“Ăn nhiều đường nguy hiểm như thế nào? Tôi có thói quen ăn ngọt, khi nấu cháo, nấu chè hay pha đồ uống tôi thường cho nhiều đường. Tôi lo lắng không biết có gây hại gì cho sức khỏe không và nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ? Rất mong được bác sĩ tư vấn. Tôi xin cám ơn!” (Mai Hồng, 51 tuổi – Quảng Ninh)

1. Ăn nhiều đường nguy hiểm thế nào?

Đường là một chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể chuyển hóa thành năng lượng và tinh thần khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho biết: Việc tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ gây hại cho sức khỏe và nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), việc ăn nhiều đường có liên quan tới chứng béo phì và có nguy cơ xuất hiện thêm nhiều bệnh không lây truyền khác. Các số liệu thống kê cho thấy, hội chứng này khiến ít nhất 2,8 triệu người tử vong mỗi năm, chưa kể tới các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, ung thư và tim mạch.

vicare.vn-an-nhieu-duong-nguy-hiem-the-nao-nen-an-bao-nhieu-la-du-body-1

2. Những tác hại khi tiêu thụ quá nhiều đường

Gây nghiện

Tại sao không nên ăn nhiều đường? Nghiên cứu từ trường ĐH James Cook (JCU - Úc): Đường cũng là một trong những chất dễ gây nghiện như cocain. Đường gây kích thích thần kinh trung ương, nên nhiều người không thể từ bỏ được thói quen ăn ngọt của mình. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở người lớn và trẻ em. Việc từ bỏ thói quen ăn đường cũng giống như bỏ thuốc lá vậy, do đó tốt nhất không nên để mình bị phụ thuộc vào đường bằng cách hạn chế đồ ăn ngọt hoặc cho nhiều đường vào món ăn.

Gây béo bụng

Khi được hấp thụ vào cơ thể được sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo nếu không được tiêu thụ hết. Chất béo này được tích tụ nhiều ở bụng, vì vậy nếu thường xuyên ăn nhiều thực phẩm có đường sẽ gây béo bụng.

Mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư

Ăn nhiều đường nguy hiểm thế nào? Theo các nhà khoa học Mỹ, khi tiêu thụ nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể không ổn định, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Những người bị tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng rất cao.

Thống kê từ 14 công trình nghiên cứu quốc tế trên tạp chí y khoa American Journal of Gastroenterology cho thấy: Những người bị tiểu đường tuýp 2 dễ mắc bệnh ung thư đại tràng hơn 38% so với những người không bị tiểu đường. Tuy tuổi tác, béo phì và thuốc lá cũng là những yếu tố có liên quan nhưng tiểu đường và ung thư vẫn là chính.

Gây xấu da

Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ): Lượng đường huyết trong cơ thể gây ảnh hưởng tới làn da, cụ thể cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, sẽ làm cho khuôn mặt trông già hơn. Vì vậy, để duy trì sự trẻ trung thì bạn cần giảm lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.

Tăng huyết áp

Khi cơ thể dung nạp nhiều đồ ăn ngọt sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, điều đó làm cho thận tái hấp thu natri và nước gây ứ đọng hàm lượng chất này trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây huyết áp cao và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Gây suy yếu hệ miễn dịch

Thêm một tác hại của việc ăn nhiều đường là làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch, từ đó làm cho các bệnh viêm nhiễm lâu bình phục hơn.

Ảnh hưởng tới thị lực

Báo cáo từ Hiệp hội chống cận thị của Nhật Bản, việc tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày gây ảnh hưởng tới hàm lượng canxi trong cơ thể và làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dẫn đến bệnh cận thị.

vicare.vn-an-nhieu-duong-nguy-hiem-the-nao-nen-an-bao-nhieu-la-du-body-2

3. Nên tiêu thụ bao nhiêu đường mỗi ngày?

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ? Khuyến cáo từ Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ, phụ nữ chỉ nên dùng 20 gram đường mỗi ngày, ở đàn ông là 36 gram và trẻ em là 12 gram. Hạn mức này đã bao gồm lượng đường có trong tất cả những loại thực phẩm được dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Cách hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Bổ sung các loại thức ăn có lợi cho tim mạch như: Trái cây, thịt nạc, rau và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Cần hạn chế các loại đồ nướng, chiên rán và bánh kẹo.
  • Thay nước ngọt bằng nước lọc hoặc nước chanh.
  • Tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn có chứa nhiều đường.
  • Hạn chế ăn sáng với những thức ăn có nhiều đường.
  • Lưu ý đọc kỹ thông tin dinh dưỡng ghi ngoài sản phẩm khi đi mua sắm.

Hy vọng rằng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp bác Mai Hồng giải đáp được thắc mắc của mình về ăn nhiều đường nguy hiểm thế nào. Khi kiểm soát tốt được lượng đường trong cơ thể sẽ giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Xem thêm:

  • Đường trong hoa quả có gây tăng cân?
  • 12 món ăn giúp chống lại bệnh tiểu đường
  • Dấu hiệu cảnh báo bạn ăn quá nhiều đường