Ăn nhạt vẫn cao huyết áp, tại sao?
Bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều hệ lụy, nặng có thể gây đột quỵ, tử vong; còn nhẹ cũng méo miệng, yếu liệt.... Đối với những người bị cao huyết áp lâu nay bác sĩ vẫn khuyên ăn nhạt, nhưng không phải ai ăn nhạt cũng có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.
Ăn nhạt vẫn cao huyết áp, tại sao?
Bệnh cao huyết áp có thể gây ra nhiều hệ lụy, nặng có thể gây đột quỵ, tử vong; còn nhẹ cũng méo miệng, yếu liệt.... Đối với những người bị cao huyết áp lâu nay bác sĩ vẫn khuyên ăn nhạt, nhưng không phải ai ăn nhạt cũng có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.
1. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu có chỉ số từ 140 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số dưới mức 90 mmHg trở lên, cao hơn ở mức bình thường.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do: di truyền, hút nhiều thuốc lá, thừa cân béo phì, lười vận động, thói quen ăn mặn, căng thẳng, stress...
2. Tác hại và biện pháp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp là bệnh phổ biến trong nhóm tim mạch, bệnh gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng sinh dục,giảm thị lực, ảnh hưởng đến trí nhớ và có thể dẫn đến tử vong.
Khi huyết áp đột nhiên tăng cao người bệnh cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt... thì ngoài những biện pháp phải nằm nghỉ tuyệt đối, uống thuốc hạ huyết áp, còn phải thực hiện chế độ ăn nhạt tuyệt đối.
Bên cạnh đó để phòng ngừa bệnh cao huyết áp bệnh nhân nên: ăn tối đa 1 thìa cà phê muối mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, nên hạn chế những thức ăn có chứa nhiều chất béo, hạn chế uống rượu bia (chỉ tối đa 2 cốc), hạn chế ăn bánh ngọt, nước ngọt, nên ăn cá, thịt trắng như thịt gà, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn...tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp luộc. Ngoài ra ngưng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào, mỗi ngày nên đi bộ hoặc vận động ở mức vừa phải, đều đặn khoảng 30 phút, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng thần kinh, cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột...
3. Ăn nhạt vẫn bị cao huyết áp, vì sao?
Với những bệnh nhân cao huyết áp được bác sĩ chỉ định ăn nhạt hoàn toàn, thế nhưng, không phải lúc nào ăn nhạt cũng có thể tránh được bệnh cao huyết áp.
Thông thường nồng độ muối (NaCl) trong máu của người bình thường là 9‰. Khi dùng muối thì nồng độ đó sẽ tăng lên tức thời, cơ thể phải tự điều chỉnh bằng cách thẩm thấu dịch gian bào (tức chất dịch nằm giữa các tế bào) vào trong lòng mạch máu để cho nồng độ muối trong máu được duy trì ở trạng thái bình thường (tức 9‰, gọi là đẳng trương - isotonic) làm cho khối lượng máu trong các mạch máu cũng tăng lên. Do đó, đối với những bệnh nhân cao huyết áp càng ăn mặn thì khối lượng máu càng tăng, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng. Trường hợp nếu mạch máu bị xơ cứng (xơ vữa), nhất là mạch máu ở não thì có thể bị vỡ, gây tai biến mạch máu não.
Vì vậy những người cao huyết áp tùy mức độ mà nên ăn nhạt không hoàn toàn (tức giảm lượng muối so với người bình thường) hoặc ăn nhạt hoàn toàn. Ăn nhạt hoàn toàn tức là không dùng muối và các loại có muối (như nước mắm, nước tương, chao...). Thậm chí không dùng cả nước luộc rau, luộc thịt, vì trong rau và thịt đều có chứa một hàm lượng muối nhất định.
Ngoài ra, ngay cả khi ăn nhạt hoàn toàn (tức là không nêm muối, mắm vào thức ăn) thì bình quân trong một ngày ta cũng đưa vào cơ thể khoảng 3 - 5g muối (từ cơm, thịt, cá...).
Với những hàm lượng muối có sẵn trong rau củ, thịt... nếu bệnh nhân không có chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, thì ăn nhạt vẫn xảy ra tình trạng cao huyết áp. Vậy nên, đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp cần đến các cơ sở y tế khám định kỳ để có chế độ dinh dưỡng cân bằng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
- Hết bệnh dạ dày, cao huyết áp và tiểu đường chỉ bằng... nước lọc
- Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?
- Nên uống thuốc cao huyết áp lúc nào?