Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không?

“Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không?” là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những đối tượng bị chứng huyết áp thấp. Để biết đáp án chính xác cho câu hỏi này, mời bạn cùng HoiBenh đọc bài viết sau đây.

Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không? Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không?

Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không?” là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những đối tượng bị chứng huyết áp thấp. Để biết đáp án chính xác cho câu hỏi này, mời bạn cùng HoiBenh đọc bài viết sau đây.

1. Mướp đắng là trái gì?

Mướp đắng là gì?

Mướp đắng là một loại quả rất thường gặp ở miền Nam nước ta, còn có tên gọi khác là trái khổ qua. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc của loại trái này.

Cây mướp đắng được trồng bằng hạt và thuộc loài cây leo họ Bầu Bí, sống ở vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới.

Những tác dụng thường thấy của mướp đắng

Theo nghiên cứu trong Đông Y, mướp đắng hay khổ qua là một loại trái có vị rất đắng và mang tính hàn, vì vậy mà có tác dụng tích cực trong việc thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng hỗ trợ sáng mắt và làm mát tim, nhuận tràng, chống sưng phù và thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể.

Mướp đắng trong Y học hiện đại cũng đã chứng minh được những công dụng tích cực của nó. Theo nhiều nghiên cứu, trong số các loại rau – dưa – bí, hàm lượng vitamin C có trong quả mướp đắng đứng hàng đầu, thậm chí gấp 20 lần so với vitamin C có trong dưa chuột. Chính vì thế, loại quả này có nhiều công dụng nhất định trong sức khỏe như:

  • Phòng chống xơ vữa động mạch và bệnh xuất huyết.
  • Hạn chế sự sinh trưởng – phát triển của các tế bào ung thư.
  • Thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh vặt – cảm mạo thông thường.
  • Bảo vệ và duy trì hoạt động của tim mạch ổn định.
vicare.vn-muop-dang-co-bi-tut-huyet-ap-khong-body-1

2. Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không? Cơ chế hạ huyết áp của mướp đắng

Tuy rằng mướp đắng là một loại quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng đối với bệnh nhân bị huyết áp thấp thì đây lại không phải là thực phẩm nên lựa chọn. Vì sao lại như vậy?

Mướp đắng hạ đường huyết như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên động vật lẫn con người, các nhà khoa học đã xác định thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine là 3 yếu tố chủ yếu gây ra tình trạng hạ đường huyết trong cơ thể. Cơ chế tác động của 3 thanh phần này chính là giảm đường huyết và tăng cường khả năng dung nạp glucose.

Biểu hiện của hạ đường huyết

Người bình thường khi ăn quá nhiều khổ qua (hay mướp đắng) sẽ bị hạ đường huyết. Khi đó, bạn có thể sẽ gặp nhiều triệu chứng như run rẩy, đau đầu, chóng váng và đổ nhiều mồ hôi. Một số người sẽ có cảm giác đói, da tái xanh và nhịp tim hỗn loạn.

Đối với đối tượng là người bị hạ huyết áp, những triệu chứng này lại càng diễn biến rõ rệt và trầm trọng hơn. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh nhân rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác về mặt sức khỏe.

3. Ngoài mướp đắng, người bị huyết áp thấp không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống của người huyết áp thấp cần phải tăng cường nước hàng ngày và đặc biệt là thịt gà, rau quả, cá... trong bữa ăn. Ngoài mướp đắng, người huyết áp thấp cần chú ý tránh một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như cơm xôi, bánh mì, khoai tây...
  • Thức ăn lợi tiểu.
  • Đồ uống có cồn vì sẽ gây mất nước.
  • Cà rốt: có chứa nhiều muối succinic, làm tăng hàm lượng kali trong nước tiểu và gây giảm huyết áp, tránh ăn nhiều.
  • Cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa: có tác động hạ huyết áp tương tự như mướp đắng.
  • Những thực phẩm mang tính lạnh như cần tây, cải bó xôi, dưa hấu, đậu xanh, đậu đỏ, hành tây, hạt hướng dương...

4. Một số đối tượng chống chỉ định khác của mướp đắng

vicare.vn-muop-dang-co-bi-tut-huyet-ap-khong-body-2
Phụ nữ mang thai – đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng

Mướp đắng không phải là phương thuốc chữa được bá bệnh và đối với một số trường hợp, loại quả này sẽ trở thành thảm họa nếu như sử dụng tùy tiện. Ngoài tác dụng hạ đường huyết, mướp đắng còn có một số tác động không tốt khác về mặt sức khỏe đối với một số đối tượng như:

Phụ nữ mang thai – đang cho con bú

Mướp đắng có khả năng kích thích tử cung của phụ nữ mang thai và gây chảy máu, dẫn đến sinh non. Chính vì thế mà các bác sỹ luôn khuyên rằng bà bầu không nên ăn loại quả này. Bên cạnh đó, phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh xa loại quả này vì sẽ khiến chất lượng của sữa mẹ suy giảm.

Người bệnh tiểu đường

Theo kết luận phía trên, mướp đắng có khả năng giảm đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã dùng thuốc, đường huyết đang ở mức ổn định nhưng vẫn ăn thêm mướp đắng thì sẽ gây ra tình trạng nồng độ đường thấp hơn mức quy định.

Người bị thiếu men G6PD:

Bệnh thiếu men Glucose – 6 – phosphate là một loại bệnh di truyền có ảnh hưởng đến hoạt động máu. Người bị bệnh này sau khi ăn khổ qua sẽ dễ gặp nhiều triệu chứng như thiếu máu, sốt đau đầu và đau dạ dày, thậm chí có thể hôn mê.

Như vậy, giải đáp của cây hỏi “Ăn mướp đắng có bị tụt huyết áp không?” đã rõ ràng và chi tiết hơn qua bài viết này. Đối với những đối tượng bị huyết áp thấp, ngoài mướp đắng, bạn cũng không nên ăn những thực phẩm được nêu trong bài viết nếu không muốn sức khỏe của mình bị đe dọa.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn tỉ mỉ cách đo huyết áp bằng máy cơ tại nhà cho người già
  • Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đơn giản
  • Huyết áp liên quan thế nào tới tim mạch?